Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Hướng dẫn thủ tục chuyển ngạch viên chức 2024?
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Cán bộ công chức |
  • 11048 Lượt xem

Hướng dẫn thủ tục chuyển ngạch viên chức 2024?

Với bất kỳ công việc nào, việc thăng chức hay nâng hạng cũng là một bước tiến cho người lao động trong sự việc. Đối với viên chức cũng vậy, việc nâng bậc hay chuyển ngạch là một bước ngoặt trong công việc của họ.

Chuyển ngạch viên chức được xem là một thủ tục thường xuyên xảy ra hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết về thủ tục chuyển ngạch viên chức được diễn ra như thế nào? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn thủ tục chuyển ngạch viên chức mới nhất 2024 tới quý bạn đọc.

Hình thức chuyển ngạch viên chức

Chuyển ngạch viên chức được thực hiện theo hai hình thức sau:

+ Trường hợp viên chức muốn chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng một hạng thì sẽ được thực hiện theo hình thức xét tuyển chức danh nghề nghiệp chứ không thông qua thi tuyển, viên chức sẽ nộp hồ sơ theo tiêu chuẩn quy định để được xét tuyển.

+ Trường hợp viên chức muốn thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề và trong cùng ngành, cùng lĩnh vực thì được thực hiện theo hình thức xét nâng hạng và thông qua hình thức thị nâng hạng chức dang nghề nghiệp của viên chức.

Cơ quan có thẩm quyền chủ trì cũng như phối hợp với Bộ Nội vụ quy định về điều kiện cũng như tiêu chuẩn, quy định về nội dung, hình thức tổ chức thi hay xét để tăng hạng chức danh nghề nghiệp là các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức.

Bên cạnh đơn vị, cơ quan cử viên chức tham gia dự thi hay tham gia xét tuyển chuyển hạng hay nâng hạng viên chứuc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những điều kiện, cũng như tiêu chuẩn của viên chức đó, thêm nữa phải tiến hành quản lý, lưu giữ hồ sơ của viên chức tham gia dự thi hay xét tuyển.

Thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét nâng hạng viên chức

Trong nội dung bài viết hướng dẫn thủ tục chuyển ngạch viên chức, chúng tôi sẽ đề cập đến thẩm quyền tổ chức thi, xét nâng hạng viên chức. Căn cứ  Điều 33 Nghị định số 115/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có quy định về thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét nâng hạng viên chức cụ thể:

1.Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.

2.Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ về nội dung đề án và chỉ tiêu thăng hạng.

3.Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định về chỉ tiêu thăng hạng và tổ chức hoặc phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV.

4 Việc phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.

 Bên cạnh hai trường hợp trên, quy định tại Điều 41 – Nghị định số 115/2020/NĐ-CP có quy định về viên chức được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển nếu:

+ Viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 32 Nghị định 115 được xét đặc cách thăng hạng viên chức khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh có yêu cầu về hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

+ Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập  có văn bản kèm theo bảo sao các văn bản chứng minh về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đặc cách của viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 41, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức xem xét, quyết định

Từ ngày 01/07/2020, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi bắt đầu có hiệu lực thì những quy định về việc chuyển từ viên chức sang công chức cũng có nhiều sự thay đổi. Trong đó, với trường hợp viên chức được truyển dụng vào công chức thì:

+ Chính thức đưa quy định viên chức được tuyển dụng vào công chức vào Luật.

+ Bổ sung thêm điều kiện mới: viên chức phải không trong thơi hạn bị xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

Thủ tục, quy trình chuyển viên chức thành công chức:

Đối với viên chức được chuyển sang công chức thực hiện như trường hợp tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức nêu tại khoản 4 – Điều 10 – Thông tư số 13/2010/TT-BNV sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 – Điều 1 – Thông tư số 03/2019/TT-BNV.

Thủ tục xét chuyển viên chức thành công chức được thực hiện cụ thể như sau

Sau đây sẽ là hướng dẫn thủ tục chuyển ngạch viên chức theo hướng chuyển viên chức thành công chức:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển ngạch viên chức

Hồ sơ được thực hiện theo quy định về hồ sơ công chức.

Bước 2: Thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch

Căn cứ theo khoản 11 – Điều 1 – Nghị định số 161/2018/ND-CP

Hội đồng này bao gồm có 05 hoặc 07 thành viên, gồm:

Chủ tịch Hội đồng: người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.

Phó Chủ tịch Hội đồng: người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức.

Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng: công chức của bộ phận tham mư về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức.

Các ủy viên khác: đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng.

Trong đó, Hội đồng này có nhiệm vụ là kiểm tra các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của viên chức; sát hạch trình độ hiểu biét chung, năng lực chuyên môn, chuyên nghiệp…

Bước 3: Hình thức và nội dung sát hạch

Căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những gợi ý hướng dẫn thủ tục chuyển ngạch viên chức 2024 mà chúng tôi muốn gửi tới Quý bạn đọc. Cảm ơn Quý vị đã quan tâm theo dõi bài viết này.

Đánh giá bài viết:
4.4/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi