Thứ tự đúng của trồng cây con rễ trần là?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 345 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Câu hỏi: Thứ tự đúng của trồng cây con rễ trần là?

A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc

B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc

C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc

D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc

Đáp án đúng B.

Thứ tự đúng của trồng cây con rễ trần là tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc, 

Giải thích lý do vì sao chọn B là đúng

– Thời gian thích hợp nhất để trồng rừngtrong năm là khi thời tiết ấm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ẩm vừa phải và có tưới nước đầy đủ. Ở nước ta thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam thường trồng rừng vào mùa mưa.

– Quy trình trồng rừng:

* Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm 6 bước: 

+ Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu.

+ Rạch bỏ vỏ bầu.

+ Đặt bầu vào lỗ trong hố.

+ Lắp và nén đất lần 1.

+ Lấp và nén đất lần 2.

+ Vun gốc.

* Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm 5 bước:

+ Đào hố trồng cây.

+ Đặt cây vào hố.

+ Lấp đất kín gốc cây.

+ Nén đất.

+ Vun gốc.

– Sau khi trồng, cần phải chăm sóc và bảo vệ để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt:

+ Chăm sóc cây rừng định kì khoảng 1 – 2 lần mỗi năm. Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm sạch cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây.

+ Bảo vệ rừng bằng cách triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng,…

– Những việc cần làm để bảo vệ rừng:

+ Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên.

+ Phòng chống cháy rừng.

+ Tuyên truyền bảo vệ rừng.

+ Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.

+ Gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên.

+ Trồng rừng đầu nguồn.

+ Tuần tra để bảo vệ rừng.

5/5 - (4 bình chọn)