Thủ khoa là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3675 Lượt xem
1.3/5 - (143 bình chọn)

Thủ khoa là một cụm từ được nhiều người nhắc đến trên thực tế nhưng không phải ai cũng hiểu được Thủ khoa là gì? Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Thủ khoa là gì?

Thủ khoa là danh hiệu dành cho người đạt thành tích cao nhất trong một kỳ thi lớn.

Vào thời phong kiến thì thủ khoa là danh hiệu đặc biệt ưu ái dành cho người đạt thành tích cao nhất trong khoa thi nho học, danh hiệu này không bao gồm người đỗ đầu các kỳ thi tiến sĩ võ trong các triều đại Việt Nam và các kỳ thi Phật học thời nhà Lý.

Thủ khoa tiến sĩ nho học là người đỗ đầu kỳ thi Đình (Đình nguyên) là kỳ thi do nhà vua tổ chức cho các tân tiễn sĩ đã đỗ trong kỳ thi Hội để chọn tam khôi và phân hạng tiến sĩ.

Các khoa thi tiến sĩ nho học đầu tiên được mở ra dưới thời nhà Lý năm 1075, người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh. Đến thời Trần theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì trong các năm 1232, 1239 có mỏ các kỳ thi Thái học sinh (Tên gọi các khoa thi tiến sĩ nho học dưới triều nhà Trần và nhà Hồ).

Ngày nay thủ khoa được người ta biết đến là người đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi tốt nghiệp vào Đại học.

Việc lựa chọn thủ khoa dựa trên tiêu chí công bằng: Điểm 3 môn thi cộng lại để chọn thủ khoa chứ không chọn thí sinh cộng thêm điểm thưởng.

Phương pháp học tập để đạt kết quả cao

Nội dung trên đã giải thích được Thủ khoa là gì? để trở thành thủ khoa thì cần phải có phương pháp học tập hợp lý. Mỗi người sẽ có những phương pháp học tập khác nhau để có thể đạt được kết quả học tập cao nhất. Tuy nhiên để việc học đạt kết quả cao thì cần có phương pháp học tập phù hợp.

– Học nhóm để tăng tương tác giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn.

– Kết hợp ghi nhớ bằng thị giác, thính giác và vận động.

– Học tập trung và có nghỉ giải lao:

+ Tự tạo quy định về thời gian làm bài, ôn tập cho từng môn.

+ Học đến đâu chắc đến đó, khi ôn tập không dùng điện thoại, không nhắn tin nói chuyện bên lề.

– Phân bổ thời gian hợp lý:

+ 5g30 -7g00: Ôn tập kiến thức cũ. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để rà soát lại các kiến thức cũ, vận hành chúng một cách rành mạch.

+ 8g00 -11g30: Luyện đề, chấm điểm và sửa câu sai, học lại kiến thức bị nhầm lẫn.

+ 12g30 – 13g15: Ngủ trưa

+ 13g30 -16g30: Luyện đề môn thứ 2, chấm điểm và sửa câu sai, học lại kiến thức bị nhầm lẫn.

+ 16g30 – 18g30: Vận động, giải trí, ăn tối.

+ 19g00 – 22g00: Luyện đề môn thứ 3, chấm điểm và sửa câu sai, học lại kiến thức bị nhầm lẫn.

+ 22g30 – 24g00: Thay đổi hình thức học theo mục 1, não bộ chuẩn bị tới giờ nghỉ ngơi rồi, hãy để nó tiếp nhận kiến thức một cách dễ thở hơn nhé, không nhồi nhét, không áp chế.

– Sắp xếp góc học tập ngăn nắp và luôn bật đèn sáng khi học bài: Góc học tập sạch sẽ, gọn gàng giúp tinh thần ôn luyện nghiêm túc và hiệu quả hơn.

Bí quyết học tập để trở thành thủ khoa đại học?

Trước khi bước vào kỳ thi ngoài phương pháp học tập thì một vấn đề cũng rất được quan tâm đó là làm thế nào để đạt được kết quả thi cao nhất. Ngoài khái niệm Thủ khoa là gì? để trở thành thủ khoa đại học nên có những bí quyết học tập như sau:

– Cần phải học tập một cách nghiêm túc nắm vững lý thuyết và đừng bỏ sót phần nào. Các dạng đề thi giữa năm trước và năm sau thường không có gì quá mới, không có gì quá khác biệt. Ở mỗi đề thì đều có phần nâng cao, để xác định thí sinh trội hơn.

– Luôn sắp xếp, bố trí thời gian học một cách khoa học và nghiêm túc, cố gắng nghe giảng, tiếp thu bài trên lớp, có gì thắc mắc sẽ hỏi luôn thầy cô để nắm vững kiến thức. Về nhà cần tìm hiểu, học hỏi trên sách tham khảo và nguồn tài liệu trên mạng. Ngoài ra nên tự lập một thời gian biểu tại nhà để ôn tập, học đến đâu làm đề cương tới đó, tạo thành một “xương sống” kiến thức.

– Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để biết được mức độ khó dễ cũng như tầm quan trọng của môn học đó, sau đó sẽ tự lên kế hoạch và tự tổng hợp theo cách riêng phù hợp với cách học của bản thân sao cho có kết quả tốt nhất.

Riêng với những bài tiểu luận thường chọn một đề tài nhỏ và cố gắng làm trọn vẹn hoặc giải quyết triệt để những vấn đề có trong bài, không nên dàn trải. Học từ thực tế là điều tối quan trọng,

– Trong quá trình làm bài thi luôn giữ bình tĩnh, không tự tạo áp lực cho bản thân.; tận dụng tối đa thời gian sau khi làm bài xong để đọc soát lại cẩn thận giúp phát hiện và chỉnh sửa kịp thời những chỗ sai.

+ Đừng cố gắng làm hết đề thi mà hãy cố gắng làm tốt nhất trong khả năng của mình, sẵn sàng chấp nhận chỉ làm được 90% nhưng đúng hoàn toàn còn hơn làm tới 100% nhưng chỉ đúng một nửa.

+ Tính toán nhanh và hợp lý trong việc  việc chia thời gian làm bài bằng cách đọc lướt toàn bộ đề thi, nhất là với dạng đề thi trắc nghiệm.

+ Khi kiến thức đã được trang bị đầy đủ, để có thể làm bài thi một cách hoàn hảo thì cần có một sự trình bày tốt, không thừa không thiếu. 

+ Cẩn thận trong từng bước kể cả những bước tưởng như nhỏ nhặt nhất, trước khi làm câu khó nhất thì nên kiểm tra hết tất cả các câu khác để đảm bảo không bị mất điểm.

1.3/5 - (143 bình chọn)