• Thứ ba, 28/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2536 Lượt xem

Thời gian đào tạo Luật bao nhiêu năm?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn, trả lời câu hỏi: Thời gian đào tạo Luật bao nhiêu năm?

Đối với các bạn học sinh trung học phổ thông, việc lựa chọn ngành học phù hợp với đam mê và khả năng của bản thân là rất cần thiết, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các bạn. Nếu các bạn có mơ ước trở thành Luật sư, Thẩm phán… thì trước hết cần phải trải qua khóa học đào tạo ngành Luật. Vậy thời gian đào tạo Luật bao nhiêu năm?

Học Luật bao nhiêu điểm?

Sau đây là điểm chuẩn tuyển sinh Đại học ngành Luật ở một số trường đại học năm 2021:

– Đại học Luật TP.HCM

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia năm 2021, theo đó điểm trúng tuyển thấp nhất là 24,5 và cao nhất 28,5 điểm theo tổ hợp xét tuyển vào từng ngành khác nhau.

– Đại học Luật Hà Nội

Đại học Luật Hà Nội đã công bố điểm chuẩn vào trường năm 2021. Theo đó, ngành lấy điểm chuẩn cao nhất 29,25. Cụ thể, điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế (khối C00) là 29,25 điểm. Xếp thứ 2 là điểm chuẩn ngành Luật (khối C00) với mức 28 điểm, thấp nhất ngành Luật khối A00 với 25.35 điểm.

Trong khi đó, mức điểm chuẩn các ngành đào tạo ở Phân hiệu của Trường ĐH Luật Hà Nội tại Đắk Lắk dao động từ 18,40 đến 22,75 điểm.

– Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) công bố điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển vào đại học chính quy năm 2021 đối với thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả tổ hợp các môn thi/ bài thi THPT Quốc gia năm 2021 và thí sinh có hồ sơ Ưu tiên xét tuyển vào Khoa. Điểm chuẩn khoa Luật dao động từ 24.55 đến 27.75

– Ngành Luật – Đại học Kinh tế Quốc dân

Theo đó điểm xét tuyển học bạ ngành luật trường Đại học Kinh tế Quốc dân khá cao.Chỉ đứng sau các ngành như: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thương mại điện tử, Marketing. Điểm dao động từ 27.00 đến 29.80

– Đại học Luật – Đại học Huế

Trường Đại học Luật – Đại học Huế với 2 ngành Luật và Luật Kinh tế đều có cùng mức điểm 18,5.

– Ngành Luật – Học viện Tòa án

Ở Học viện Tòa án, điểm chuẩn vào trường có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, giữa nam và nữ. Điểm chuẩn dao động từ 24.64 đến 28.26

Trên đây là điểm chuẩn một số trường đào tạo ngành luật, ngoài ra, các bạn học sinh có thể tham khảo ngành luật ở các trường như Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh). Khoa Luật – Đại học Công đoàn, Khoa Luật – Đại học Công nghệ (HUTECH), Khoa Luật – Đại học Tôn Đức Thằng, Đại học Kiểm sát Hà Nội, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Đại học Mở Hà Nội.

Thời gian đào tạo Luật bao nhiêu năm?

Tùy theo ngành học mà thời gian đào tạo đại học có những sự khác nhau. Ví dụ như đào tạo bác sĩ phải đến 6 năm, thời gian đào tạo một số ngành kỹ thuật là 5 năm. Vậy thời gian đào tạo Luật bao nhiêu năm? Hầu như, các ngành đào tạo đại học ở Việt Nam là 4 năm và trong đó, đào tạo ngành Luật cũng sẽ mất thời gian là 4 năm.

Sau khi tốt nghiệp 4 năm đại học, sinh viên ra trường sẽ được gọi là các luật gia, nếu họ muốn trở thành những người như luật sư, công chứng viên thì cần phải học thêm một khóa đào tạo hành nghề nữa tại Học viện Tư pháp.

Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư tại Việt Nam

Tiêu chuẩn trở thành luật sư tại Việt Nam được quy định tại Luật Luật sư, cụ thể như sau:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Một số đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư:

+ Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

+ Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

+ Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết thời gian đào tạo Luật bao nhiêu năm? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi