Thời gian chặt hạ trong khai thác chọn là lúc nào?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1422 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi: Thời gian chặt hạ trong khai thác chọn là lúc nào?

A. Kéo dài 5 – 10 năm

B. Kéo dài 2 – 3 năm

C. Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm)

D. Không hạn chế thời gian

Đáp án đúng D.

Thời gian chặt hạ trong khai thác chọn là không hạn chế thời gian.

Lý giải việc chọn đáp án D là do:

Khai thác trắng

– Lượng cây chặt hạ: Chặt toàn bộ cây trong một lần

– Thời gian chặt hạ: Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm)

– Cách phục hồi rừng: Trồng rừng

Khai thác dần

– Lượng cây chặt hạ: Chặt toàn bộ cây trong 4 lần khai thác

– Thời gian chặt hạ: Kéo dài 5 đến 10 năm

Cách phục hồi rừng: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên

Khai thác chọn

– Lượng cây chặt hạ: Chọn chặt cây già yếu kém, giữ lại cây non

– Thời gian chặt hạ: Không hạn chế thời gian

– Cách phục hồi rừng: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên

Như vậy các loại khai thác rừng có những đặc điểm giống và khác nhau như sau:

– Giống nhau:

+ Khai thác trắng và khai thác dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.

+ Khai thác dần và khai thác chọn là rừng tự phục hồi.

– Khác nhau: Cơ bản là thời gian chặt hạ

+ Khai thác trằng và khai thác dần: Khác nhau thời gian chặt hạ, cách phục hồi rừng, khác nhau số lần khai thác.

+ Khai thác trắng và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng.

+ Khai thác dần và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, và thời gian chặt hạ.

Với tình trạng rừng bị chặt phá nghiêm trọng, nên hiện nay việc khai thác rừng ở Việt Nam phải theo những điều kiện sau:

+ Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng:

– Rừng con gỗ khai thác chủ yếu ở nơi có độ dốc > 15o.

– Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng phòng hộ.

+ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.

+ Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ khu rừng khai thác.

Phục hồi rừng sau khi khai thác

+ Rừng đã khai thác trắng: Trồng rừng để phục hồi rừng. Trồng xen lẫn cây công nghiệp.

+ Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: Thúc đẩy tái sinh tự nhiên.

– Chăm sóc cây gieo giống.

– Phát dọn cây cỏ hoang.

– Dặm cây hay gieo hạt vào nơi ít có cây tái sinh.

5/5 - (5 bình chọn)