Thơ đường luật là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 19/10/2022 |
  • Giáo dục |
  • 7122 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Khi muốn phân tích hoặc sáng tác một bài thơ đường luật thì cần phải nắm được định nghĩa và đặc điểm của thể thơ. Thơ đường luật là gì? các luật được sử dụng trong thể thơ này như thế nào?

Thơ đường luật là gì?

Thơ đường luật là thể thơ đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường tại Trung Quốc, thơ đường luật chính là dạng thơ Đường ngoài dạng thơ cổ phong (cổ thể thi), từ.

Thơ đường luật đã dần dần phát triển mạnh mẽ trên chính quê hương của nó, dần dần theo thời gian đã lan tỏa ra rất nhiều quốc gia lân cận với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thể thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi cả của Trung hoa nói chung. 

Nguồn gốc của thơ đường luật

Ngoài khái niệm Thơ đường luật là gì? cần nắm được nguồn gốc của thể thơ này như sau:

– Thơ Đường luật là một trong những thể loại văn chương xuất hiện từ rất sớm trong văn học Trung quốc. Đây cũng là một thể loại thơ phổ biến trong văn hóa thơ ca khu vực Đông Á thời trung đại. 

– Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến.

– Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

– Thể thơ có luật rất chặt chẽ, tuy nhiên, trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Đặc điểm của thơ đường luật

Thơ đường luật là gì? đã được giải thích ở trên, theo đó thể thơ đường luật có những đặc điểm dưới đây:

– Thơ đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.

– Về hình thức: Thơ đường luật có các dạng thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn.

– Biến thể có các dạng: Thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), ngũ ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác, người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn theo các quy tắc này.

– Luật Đối âm (luật bằng trắc)

+ Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

+ Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên nếu chữ thứ 2 trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh sắc thì được gọi là luật trắc. Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ 4 không được có thanh điệu giống với 2 chữ kia.

– Luật Đối ý

+ Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau.

+ Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới…

+ Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

Ví dụ về thơ đường luật

Thơ thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật sẽ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần theo bằng trắc và có bố cục rất rõ ràng.

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

– Thơ thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong thường sẽ không theo quy luật rõ ràng, nó có thể dùng một vần – độc vận hay nhiều vần – liên vận, tuy nhiên vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

– Thất ngôn tứ tuyệt quy định tính theo hàng ngang. Có nghĩa là tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng, nó sẽ quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài sẽ là luật B.

Một số dạng thơ đường luật

Thơ đường luật là gì? Một số dạng thơ đường luật thường gặp là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, Ngũ ngôn tứ tuyệt, Ngũ ngôn bát cú.

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Trên thực tế là một bài thơ thất ngôn bát cú nhưng sẽ bỏ đi 4 câu đầu hoặc là 4 câu cuối. Luật bằng trắc – niêm – vân,… khi đó vẫn được giữ nguyên, nhưng có thể bỏ đi luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc là 5, 6. Khi đó, sẽ trở thành một bài thơ “4 câu và 3 vần”, Nguyễn Du đã dùng để viết truyện Kiều.

– Thất ngôn bát cú: Là một thể loại thơ cổ xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, đến thời Đường đã được các nhà thơ đặt lại quy tắc rõ ràng, cụ thể hơn và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đó. Đặc điểm của thể loại thơ này chính là mỗi bài thơ sẽ có 8 câu và mỗi câu có 7 chữ, đồng thời tuân theo một quy tắc rất chặt chẽ.

– Ngũ ngôn tứ tuyệt: Là một bài thất ngôn tứ tuyệt nhưng sẽ bỏ đi 2 chữ đầu ở mỗi câu, những chữ và luật dùng còn lại sẽ được giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

– Ngũ ngôn bát cú: Đây chính là biến thể từ bài thất ngôn bát cú, nhưng sẽ bỏ đi 2 chữ đầu trong mỗi câu mà thành, vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và bần ở những chữ còn lại.

– Khi làm thơ đường luật thì phải giữ cho đúng niêm luật, nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.

5/5 - (7 bình chọn)