Thiết chế xã hội là gì?
Thiết chế xã hội là gì? Thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với kinh tế – xã hội.
Hiện nay khi nghiên cứu tìm hiểu về thiết chế xã hội có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm thiết chế xã hội được các nhà khoa học đưa ra giải thích. Vậy thiết chế xã hội là gì?
Thiết chế là gì?
Thiết chế là toàn bộ các quy định chi phối một tổ chức, một đoàn thể; chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động xã hội, nhờ đó mà các quan hệ xã hội kết hợp với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng.
Về mặt tổ chức, thiết chế được hiểu là “hệ thống tổ chức bộ máy” được thiết lập trên cơ sở thể chế quy định của Hiến pháp, pháp luật để thực hiện một hoạt động nào đó của xã hội, là hệ thống các cơ quan quyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân.
Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức, còn có hệ thống giám sát không theo hình thức có tổ chức, đó là phong tục, tập quán, dư luận, luôn luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng.
Thiết chế xã hội là gì
Để giải thích thiết chế xã hội là gì có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra. Trong đó theo V.A.Cruglicov cho rằng thiết chế xã hội là sự biểu hiện vật chất của các chuẩn mực xã hội và cơ quan điều hòa việc tuân theo các chuẩn mực đó.
Thiết chế xã hội là sự tổ chức các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội nhất định, làm cho các quan hệ xã hội có thể có được tính ổn định và kế thừa. Thiết chế xã hội biểu hiện ra dưới hình thức các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng điều hòa những lĩnh vực nào đó của các quan hệ xã hội.
Nhà xã hội học người Mỹ J. Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa. Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi – các vai trò.
W.G.Sumner lại khẳng định thiết chế là một khái niệm hay một cấu trú hàm chứa một mục đích hay một chức năng do một tổ chức có hệ thống gồm nhiều người tiến hành.
Theo quan điểm của G.V. Oxipov thiết chế xã hội là tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội, được thực thi bằng hệ thống phối hợp của những quy chuẩn về hành vi, chuẩn mực và giá trị, được định hướng một cách hợp lý.
Từ các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học tựu chung lại có thể hiểu thiết chế xã hội có thể được hiểu là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực, các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được hình thành và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng. Thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò xã hội có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng.
Thiết chế xã hội tiếng anh là gì?
Thiết chế xã hội trong tiếng Anh được gọi là Social Institutions.
Nguyên nhân của thiết chế xã hội
Có thể thấy các nhà khoa học đều cho rằng thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội là nguyên nhân hình thành, đồng thời nó cũng là mục đích tồn tại của thiết chế xã hội. Tất cả mọi xã hội bao giờ cũng có những nhu cầu cơ bản, mà việc thỏa mãn chúng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của bản thân xã hội.
Đặc trưng của thiết chế xã hội
Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội. Sự nảy sinh thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định, biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế – xã hội. Bản thân của thiết chế xã hội có sự độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế – xã hội.
Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục vụ, nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng.
Cơ cấu của thiết chế xã hội
Thiết chế xã hội có thể được xem xét qua cơ cấu bên ngoài (hình thức vật chất của thiết chế) và cơ cấu bên trong (nội dung hành động của thiết chế).
Trong đó về cơ cấu bên ngoài của thiết chế xã hội biểu hiện như một tổng thể những người, những cơ quan được trang bị những phương tiện vật chất nhất định và thực hiện những chức năng xã hội nhất định.
Về cơ cấu bên trong của thiết chế xã hội bao gồm tập hợp nhất định những tiêu chuẩn được định hướng theo mục tiêu về hành vi của những người nhất định, trong hoàn cảnh nhất định.
Vai trò của thiết chế xã hội
Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội; không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.
Thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế – xã hội. Sự nảy sinh của thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định không do yếu tố chủ quan, chúng biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Cơ sở kinh tế – xã hội như thế nào thì hình thành thiết chế xã hội như thế ấy.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề thiết chế xã hội là gì đến bạn đọc. Cảm ơn Quý vị đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?
Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?
Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...
Xem thêm