Trang chủ Giáo dục Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Châu Phi là nhờ?
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 3357 Lượt xem

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Châu Phi là nhờ?

Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan.

Khi quan tâm đến đặc điểm địa lý, thiên nhiên Việt Nam chắc hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc và đặt ra câu hỏi Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Châu Phi là nhờ? Vậy hãy cùng đi tìm hiểu và giải đáp cho câu hỏi này thông qua các thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Khái quát về đặc điểm địa lý Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.212 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây.

Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới (Quảng Bình) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo.

Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.

Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan.

Đồng thời, do nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với Biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.

Cần phân biệt vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, vùng khí hậu ôn đới có 4 mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đông còn vùng khí hậu nhiệt đới chỉ hai mùa, nắng và mưa. Ở Việt Nam, miền Bắc có 2 mùa (mùa xuân, thu ngắn là giai đoạn chuyển tiếp) nên nó không hoàn toàn trong vùng ôn đới, miền Nam 2 mùa nên hoàn toàn trong vùng nhiệt đới.

Nhìn chung, miền Bắc đất nước có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam thường có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

Khái quát đặc điểm địa lý Tây Á Châu Phi

Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² (11.668.599 mi²) tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.

Tây Á của Châu Phi là vùng đất nổi tiếng với các sa mạc, nắng và gió,là một trong những khu vực có thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Đây là nơi có vùng nhiệt độ tương đối cao so với các vùng khác trên trái đất. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ở các sa mạc cũng diễn ra một cách khốc liệt và khó dự đoán.

Người ta nhận thấy rằng, mặc dù Việt Nam có cùng vĩ độ với Tây Á nhưng những điều kiện về địa lý và khí hậu ở hai vùng đất này lại trái ngược hoàn toàn. Châu Phi được cấu trúc bởi một vùng đất lục địa rộng lớn. Phía Tây Á của Châu Phi là vùng đất có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, không có vị trí địa lý giáp với biển mà thuộc một vùng đất nằm sâu trong đất liền.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lý của Việt Nam và Tây á Châu Phi. Vậy thì Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Châu Phi là nhờ đâu hãy cùng giải đáp trong phần tiếp theo.

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở tây á châu phi là nhờ?

Có thể trả lời cho câu hỏi này như sau: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Châu Phi là nhờ có vị trí tiếp giáp với biển Đông – có nguồn nhiệt và ẩm dồi dào nên các khối khí khi đi qua biển vào đất liền được cung cấp thêm hơi ẩm và gây mưa cho nước ta làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

Khái quát về biển Đông

Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu ki-lô-mét vuông, dài khoảng 1.900 hải lý, rộng khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình 1.149 mét.

Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, có ba quần đảo: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Gần 90% chu vi Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia ven biển (Trung Quốc, Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin). Phần còn lại của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Ba-si và thông ra Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-lắc-ca.

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải vân (nhiệt độ, độ muối của biển, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển.

Các đặc điểm trên của biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

1/ Khí hậu:

Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

2/ Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:

– Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: gồm vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô.- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, …

3/ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

– Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan . . . trữ lượng lớn.

– Tài nguyên hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là vùng ven bờ, gồm các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng…

4/ Thiên tai:

– Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

– Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.

Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.

Trên đây là các nội dung liên quan đến Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Châu Phi là nhờ? Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở?

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí, nhịp độ tăng trưởng cao thể hiện tốc độ phát triển của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lí thể hiện việc phân bố lao động phù hợp và khai thác tốt tài nguyên thiên...

Quá trình đô thị ở nước ta hiện nay

Quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay phát triển chủ yếu là do quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh, đô thị hóa ở nước ta chủ yếu gắn với quá trình công nghiệp hóa, các đô thị có hoạt động kinh tế gắn với công nghiệp - dịch...

Học trường tư có chuyển về trường công được không?

Trường công là trường học được xây dựng và thành lập dựa vào những dự án đầu tư kinh tế của Nhà nước, Trung ương hoặc cấp Địa phương, hoạt động của trường công được duy trì và phát triển nhờ vào nguồn kinh phí công của nhà...

Thiên nhiên là gì? Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người

Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người có giá trị, tự thân con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã...

Vào lớp 10 nên chọn khối nào?

Việc lựa chọn khối thi ngay khi vào lớp 10 giúp học sinh hiểu hơn năng lực của bản thân, nhằm đưa ra định hướng phù hợp trong tương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi