Theo em vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không?
Vi phạm đạo đức là những hành vi đi ngược lại, không tuân theo những quy chuẩn đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.
Đạo đức và pháp luật là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại có mỗi liên hệ với nhau mật thiết. Vậy theo em vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không? Khách hàng theo dõi bài viết, để có thêm thông tin hữu ích.
Pháp luật là gì? Vi phạm pháp luật là gì?
– Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các hành vi trong xã hội. Pháp luật là sự cưỡng bức, cưỡng chế phải thực hiện, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình, nếu không tuân thủ thì sẽ bị cưỡng chế tuân thủ và bị xử phạt. Vì thế pháp luật thường xuyên có sự thay đổi và điều chỉnh nếu như không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của xã hội.
– Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Đạo đức là gì? Vi phạm đạo đức là gì?
– Đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cải thiện và cái ác về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Đạo đức được hình thành một cách tự phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng. Đạo đức thể hiện ý chí của một cộng đồng cư dân, ý chí chung của xã hội và đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, lương tâm, niềm tin của mỗi người.
– Vi phạm đạo đức là những hành vi đi ngược lại, không tuân theo những quy chuẩn đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.
Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau, là nền tảng hình thành nhau, bổ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội.
Nếu đạo đức bị tha hóa thì pháp luật ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng và không được chấp hành nghiêm chỉnh. Ngược lại nếu pháp luật không nghiêm chỉnh thì sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành đạo đức của mỗi cá nhân sống trong môi trường đó.
Ngày nay khi mà xã hội ngày càng phát triển cả về lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học,… thì việc áp dụng đan xen lẫn nhau giữa pháp luật và đạo đức để điều chỉnh xã hội là rất cần thiết.
Vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không?
Theo em vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật. Bởi vì hai phạm trù này là hoàn toàn khác nhau. Có những trường hợp bạn vi phạm đạo đức thì cũng sẽ vi phạm pháp luật khi pháp luật quy định cụ thể. Còn không ít trường hợp bạn vi phạm đạo đức mà hoàn toàn không vi phạm pháp luật.
Đạo đức là những cách xử xự trong đời sống của con người từ lời nói, hành động, suy nghĩ được đúc kết từ lâu. Còn pháp luật là quy định cũng được đúc kết từ đời sống nhưng pháp luật là những quy định cao và có tính chất nghiêm trọng đến xã hội hơn.
Ví dụ một người có hành cư xử không đúng mực đối với một người lớn tuổi thì là vi phạm đạo đức nhưng hành vi có chưa đến mức vi phạm pháp luật. Còn ví dụ như Hành động lấy trộm tiền của người khác vừa là vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức, bởi vì:
– Số lượng tiền, tài sản trộm cắp giá trị nhỏ là vi phạm về pháp luật hành chính, còn đối với mức tiền đủ lớn do luật hình sự quy định sẽ vi phạm về luật hình sự.
– Truyền thống và tập quán tốt đẹp của con người là ghét thói hư tật xấu trong đó có hành vi trộm cắp. Do đó hành vi trộm cắp cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.
Hành vi vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm suy thoái lối sống của người dân, tạo nên những lối sống lệch chuẩn để lại nhiều hậu quả cho xã hội.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Theo em vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tổng đài Misa hỗ trợ khách hàng số nào?
Misa là đơn vị cung cấp các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp như phần mềm kế toán. Tổng đài Misa hỗ trợ khách hàng số...

Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Tài khoản thu phí thường niên là số tài khoản của thẻ ATM, số tài khoản thẻ thanh toán, số tài khoản thẻ tín dụng,… Ngân hàng sẽ thu phí thường niên trực tiếp qua số tài khoản khi Quý vị sử dụng dịch...

Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì?
Luật Dân sự có khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh riêng. Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam...

Ví dụ về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là mọi công dân khi thực hiện những hành vi trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi của mình gây ra, những lỗi vi phạm với mức độ như nhau, đối tượng như nhau thì sẽ chịu trách nhiệm như...

Ví dụ chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển
Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã...
Xem thêm