Theo em tại sao nhà nước ta lại quy định mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1554 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Thuế là một khoản thu bắt buộc do nhà nước quy định. Thuế xuất hiện lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN. Tại Việt Nam, luật thuế và các văn bản khác quy định các mức thuế khác nhau giữa các ngành hàng, dịch vụ. Vậy Theo em tại sao nhà nước ta lại quy định mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?

Thuế là gì?

Có thể hiểu thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.

Thuế có các đặc điểm sau đây:

– Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

– Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).

– Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.

Thuế mang những vai trò như sau:

– Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh.
– Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
– Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô; góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Các nguyên tắc chung về thuế

Các sắc thuế đều cần thỏa mãn ba nguyên tắc chung sau đây:

+ Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi xã hội (tổng hiệu dụng) của nền kinh tế bị giảm đi.

+ Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp và không tốn kém.

+ Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỷ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công dân có điều kiện khác nhau, thì thuế suất cũng cần khác nhau (vì thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn).

Riêng các sắc thuế địa phương còn cần thỏa mãn một số nguyên tắc:

+ Cơ sở thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương đối cố định, không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo địa phương này không đánh thuế lên công dân, hoạt động và đồ vật vốn là của địa phương khác.

+ Nguồn thu ổn định: nghĩa là quy mô dân số địa phương và quy mô các hoạt động, đồ vật không nên biến động thường xuyên. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thu ngân sách của địa phương không bị biến động

+ Nguồn thu phân bố đồng đều giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách giữa các địa phương không quá chênh lệch.

+ Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của mình để đánh thuế quá mức.

Trong thực tế, khó có sắc thuế nào đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc đòi hỏi cho nó. Vì thế, theo nguyên tắc về “cái tốt thứ hai”, sắc thuế nào càng thỏa mãn nhiều nguyên tắc, thì càng xứng đáng là một sắc thuế tốt. Việc ban hành phần lớn các sắc thuế thường cần phải được quốc hội phê chuẩn và phải có luật về sắc thuế đó.

Vậy Theo em tại sao nhà nước ta lại quy định mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?

Theo em tại sao nhà nước ta lại quy định mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?

Lý do nhà nước ta quy định mức thuế suất chênh lệch nhau giữa các mặt hàng:

– Nhà nước khuyến khích, kích cầu sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, hạn chế các mặt hàng nước ngoài;

– Mức thuế suất chênh lệch giữa các mặt hàng khuyến khích phát triển đối với ngành nghề, sản phẩm được sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu người dân;

– Hạn chế những mặt hàng nhập khẩu xa xỉ trong đời sống của người dân;

Lý do nhà nước đánh thuế

Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình.

– Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.

– Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

– Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”), dựa trên quy luật cung cầu.

– Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).

– Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.

– Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

Trên đây là nội dung bài viết Theo em tại sao nhà nước ta lại quy định mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (5 bình chọn)

Một cốc là bao nhiêu aoxơ?

Cập nhật: 04/03/2024

Mbti là gì?

Cập nhật: 04/03/2024

Pồ cô sịp pồ là gì?

Cập nhật: 04/03/2024