Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5299 Lượt xem

Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu

Cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn đe dọa sẽ xâm phạm đến tính mạng, tài sản… nhằm uy hiếp tinh thần của người làm chứng, ngưòi bị hại, ngưòi giám định, người phiên dịch để buộc người làm chứng, người bị hại khai không đúng sự thật hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận không đúng sự thật, người phiên dịch xuyên tạc.

Việc mà chủ thể mua chuộc hoặc ép buộc một người nào đó khi thực hiện khai báo hoặc cung cấp tài liệu được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự hiện hành, theo đó được xác định với tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số quy định liên quan đến tội này để quý vị có thể hiểu rõ hơn.

Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu

Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu được quy định tại Điều 384 Bộ luật hình sự như sau:

1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.

Tội mua chuộc người khác khai báo

Theo đó,

– Mua chuộc người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, được hiểu là hành vi dùng tiền của hoặc lợi ích vật chất đưa cho người làm chứng, người bị hại (trong vụ án hình sự), người giám định, người phiên dịch để đổi lấy việc người làm chứng, người bị hại sẽ khai báo không đúng sự thật hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật cho cơ quan tiến hành tố tụng (hình sự), người giám định kết luận không đúng sự thật, người phiên dịch xuyên tạc.

– Cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn đe dọa sẽ xâm phạm đến tính mạng, tài sản… nhằm uy hiếp tinh thần của người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch để buộc người làm chứng, người bị hại khai không đúng sự thật hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận không đúng sự thật, người phiên dịch xuyên tạc.

Tư vấn và bình luận về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Các yếu tố cấu thành tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu

– Mặt khách quan.

+ Đối với tội mua chuộc người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

Có hành vi mua chuộc người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

Có hành vi mua chuộc người giám định, người phiên dịch để họ kết luận giám định gian dối, dịch xuyên tạc.

Hành vi mua chuộc nêu trên được thể hiện qua việc dùng tiền của hoặc lợi ích vật chất đưa cho người bị mua chuộc để đổi lại việc người bị mua chuộc chấp nhận yêu cầu sẽ khai báo gian dối, kết luận giám định gian dối, dịch xuyên tạc (xem giải thích tương tự tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật).

+ Đối với tội cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

Có hành vi cưỡng ép người làm chứng, người bị hại (trong vụ án hình sự) để họ khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

Có hành vi cưỡng ép người giám định, người phiên dịch để họ kết luận giám định gian dối, dịch xuyên tạc.

Hành vi cưỡng ép nêu trên được thể hiện qua việc dùng các thủ đoạn đe dọa sẽ giết gia đình, đốt nhà… nhằm uy hiếp tinh thần của người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch để buộc họ chấp nhận yêu cầu là sẽ khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, kết luận giám định gian dối, dịch xuyên tạc.

– Khách thể.

Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.

– Mặt chủ quan.

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

– Chủ thể.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có thể là người có chức vụ, quyền hạn.

Về hình phạt tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu

+ Khung 1 (khoản 1)

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

+ Khung 2 (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch..

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi