Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Thủ Tục Thành Lập Công Ty Hợp Danh Mới Nhất
  • Thứ sáu, 19/04/2024 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 3571 Lượt xem

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Hợp Danh Mới Nhất

Thủ tục thành lập công ty hợp danh tại Công ty Luật Hoàng Phi với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này sẽ giúp cho khách hàng thành lập công ty hợp danh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian.

Công ty hợp danh là gì?

Theo nội dung Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Đặc điểm của công ty hợp danh

– Công ty phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung;

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Công ty có thể có thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm đối với công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty;

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Công ty không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Ưu điểm và hạn chế của công ty hợp danh

Ưu điểm của công ty hợp danh

–  Công ty hợp danh được thành lập trên cơ sở chủ yếu là sự liên kết của những người có quan hệ quen biết nhau và do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

– Do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau nên việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp.

–  Nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì thành viên hợp danh trong công ty hợp danh mặc nhiên được xem là có quyền ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề của công ty mà không quan trong việc số vốn góp của ai nhiều hơn ( Theo điều 181 Luật doanh nghiệp 2020).

Hạn chế của công ty hợp danh

– Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên này chịu trách nhiệm một cách trực tiếp, cơ bản vì chủ nợ có quyền đòi bất kỳ ai với toàn bộ số tiền nợ. Quy định này tạo mức độ rủi ro rất cao đối với các thành viên hợp danh.

– Luật doanh nghiệp 2020 không cho phép công ty hợp danh phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Có nghĩa là, công ty hợp danh không thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu,… mà chỉ có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, vay từ các tổ chức cá nhân khác, hoặc huy động từ các thành viên góp thêm hoặc kết nạp thêm thành viên mới. So sánh với các loại hình loại hình doanh nghiệp khác thì công ty hợp danh có khả năng huy động vốn thấp hơn rất nhiều

– Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên đó rút khỏi công ty.

– Thành viên hợp danh giới hạn chủ thể là cá nhân, nên pháp nhân sẽ không thể trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh

– Quyền của các thành viên góp vốn bị hạn chế, ý kiến của các thành viên góp vốn chỉ mang tính chất tham khảo, thành viên góp vốn không có quyền biểu quyết trong việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty hợp danh ( Theo điều 187 Luật doanh nghiệp 2020)

Thành lập công ty hợp danh bao gồm những hồ sơ gì?

Theo quy định tại Điều 22, về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm các loại giấy tờ như sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

thủ tục thành lập công ty hợp danh

Thủ tục thành lập công ty hợp danh 

Tương tự như việc thành lập công ty khác, khi thành lập công ty hợp danh cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc thành lập công ty hợp danh

Cụ thể như: Tên công ty; địa chỉ trụ sở của công ty; ngành nghề kinh doanh; các giấy tờ pháp lý của các thành viên trong công ty; giấy tờ trụ sở công ty,…

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ thành lập công ty cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại nghị định 01/2021/NĐ-CP như trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty

Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp qua mạng trên trang Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận ghi lịch hẹn trả kết quả. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp trường hợp từ chối giải quyết phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Bước 5: Nhận kết quả

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Dịch vụ thành lập công ty hợp danh tại Luật Hoàng Phi đảm bảo uy tín – chất lượng

1. Tư vấn hành lang pháp lý trước khi thành lập công ty hợp danh

Công ty Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề thành lập, quản lý doanh nghiệp như:

– Tư vấn mô hình và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;

– Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành;

– Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;

– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;

– Tư vấn tỷ lệ và phương thức góp vốn;

– Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;

– Tư vấn thủ tục thành lập công ty hợp danh

2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng

– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;

– Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Thành lập công ty, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;

– Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục thành lập công ty hợp danh

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ Thành lập công ty hợp danh cho khách hàng;

– Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ Thành lập công ty hợp danh cho khách hàng;

– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT;

– Nhận Giấy chứng nhận Thành lập công ty hợp danh tại sở KH-ĐT;

– Công chứng giấy tờ cho khách hàng để tiến hành thủ tục tiếp theo;

– Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;

– Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.

Để biết thêm chi tiết về thủ tục thành lập công ty hợp danh, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi Theo thông tin bên dưới để được tư vấn và báo giá dịch vụ:

– Yêu cầu tư vấn: 1900 6557

– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868

– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Email: lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (21 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi