• Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1081 Lượt xem

Tháng 7 năm 2024 có tăng lương không?

Doanh nghiệp chỉ buộc phải tăng lương cho những người lao động đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Cụ thể, doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động ở vùng I nếu mức lương đang thấp hơn 4,68 triệu đồng/tháng, đối với người lao động vùng II sẽ là dưới 4,16 triệu đồng/tháng. 

Khi tham gia lao động một trong những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm đó là tiền lương, tiền lương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của họ. Tháng 7 năm 2024 có tăng lương không? Những ai sẽ được tăng lương? Nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Tiền lương là gì?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tiền lương mang một ý nghĩa cơ bản đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài phần tiền lương chính mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận trước đó thì người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp Bảo hiểm xá hội, tiền thưởng, tiền ăn ca…

Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp.

Mặt khác, tiền lương còn được xác định là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn nữa lại là chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể với phần sản phẩm và lợi nhuận mà doanh nghiệp đã thu lại được từ phần công sức mà người lao dộng đã bỏ ra.

Chức năng của tiền lương

Tiền lương có chức năng như sau:

– Là thước đo giá trị: Khi tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc ta có thể xác định được hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người lao động.

Điều này cũng có nghĩa là công tác thống kê sẽ giúp cho nhà nước có thể hoạch định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo hợp lý thực tế phù hợp với chính sách của nhà nước.

– Kích thích lao động: Khi người lao động được trả công xứng đáng thì họ sẽ làm việc tích cực, không ngừng hoàn thiện mình.

Ngược lại, nếu người lao động không được trả công xứng đáng sẽ có những biểu hiện tiêu cực không thuận lợi cho doanh nghiệp, thậm chí sẽ xảy ra đình công gây xáo trộn về chính trị, bất ổn xã hội.

– Chức năng tích lũy: Đảm bảo tiền lương cho người lao động không chỉ giúp họ duy trì được cuộc sống hằng ngày mà còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc.

Tháng 7 năm 2024 có tăng lương không?

Hiện tại chưa có quy định về việc tăng tiền lương tại tháng 7 năm 2024. Theo đó, Tiền lương tối thiểu vùng được áp dụng trong năm 2024 sẽ xác định theo từng vùng như sau:

– Mức 4,68 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 4,16 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

– Mức 3,63 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 3,25 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Ai là người được tăng lương tối thiểu vùng?

Khoản 1 và khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Ngoài ra, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, tiền lương tối thiểu trả cho người lao động (chưa bao gồm phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng được công bố.

Doanh nghiệp chỉ buộc phải tăng lương cho những người lao động đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Cụ thể, doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động ở vùng I nếu mức lương đang thấp hơn 4,68 triệu đồng/tháng, đối với người lao động vùng II sẽ là dưới 4,16 triệu đồng/tháng. 

Người lao động trong doanh nghiệp ở vùng III có mức lương thấp hơn 3,63 triệu đồng/tháng và người lao động ở vùng IV có mức lương dưới 3,25 triệu đồng/tháng thì doanh nghiệp cũng phải tăng lương cho người lao động.

Với những trường hợp đã được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng mới, doanh nghiệp không có trách nhiệm phải tăng lương.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi