Tham mưu là gì? Tại sao phải tham mưu?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3479 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Tham mưu có vị trí và vai trò rất quan trọng trong mỗi một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy Tham mưu là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Tham mưu là gì?

Tham mưu là hiến kế, kiến nghị hay đưa ra đề xuất, đưa ra các ý tưởng độc đáo, có tính sáng tạo, dựa trên cơ sở khoa học, đưa ra các sáng kiến, các phương án tối ưu, hay đưa ra những chiến lược, sách lược và những giải pháp hữu hiệu cho các thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong vấn đề đặt ra và tổ chức thực hiện những kế hoạch công tác ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các cơ quan, đơn vị nhằm mục đích đạt kết quả cao nhất.

Công tác tham mưu đó chính là một loại nhiệm vụ, công tác tham mưu được hoạt động mang tính chuyên nghiệp, chuyên trách của một cá nhân hay một bộ phận trong một tổ chức. Công tác tham mưu phục vụ cho các lãnh đạo trong những việc như ban hành quyết định, tổ chức thực hiện quyết định.

Bộ phận tham mưu được xây dựng theo đúng với chức năng của nó là giúp lãnh đạo ban hành những quyết định một cách chính xác, hợp lý và đạt hiệu quả cao cũng như thực hiện tăng cường hiệu quả của tổ chức thực hiện các quyết định đó.

Công tác tham mưu có hai loại đó chính là tham mưu sự vụ và tham mưu chiến lược. Nói về tham mưu sự vụ, tham mưu sự vụ đó chính là tham mưu giải quyết những công việc hằng ngày, giải quyết những vấn đề mà nảy sinh trong khuôn khổ những chính sách, quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước ta hay của những cơ quan, đơn vị. Còn đối với tham mưu chiến lược, nó chính là tham mưu nhằm mục đích đổi mới nội dung và đổi mới phương thức hoạt động của những cơ quan, đơn vị ngày một chất lượng hơn; hoặc là tham mưu nhằm hoàn thiện chính sách, hoàn thiện pháp luật hiện hành hay xây dựng nên chính sách và pháp luật mới nhằm mục đích đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn và các lợi ích của nhân dân.

Tại sao phải tham mưu?

– Tham mưu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các cơ quan, tổ chức. Công tác tham mưu chính là người tư vấn và giúp cho các cán bộ lãnh đạo nắm được những tình hình để đưa ra những quyết sách đúng đắn trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình.

– Tổ chức công tác tham mưu tốt và kịp thời sẽ giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị sâu sát và thống nhất còn ngược lại sẽ làm cho các công tác chỉ đạo, điều hành sẽ bị chậm trễ, hiệu quả hạn chế hơn.

– Công tác tham mưu tốt sẽ góp phần phục vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương

– Nếu công tác tham mưu tốt thì lãnh đạo của cơ quan, đơn vị sẽ nắm bắt được kịp thời, chính xác tình hình và nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nếu như không làm tốt công tác tham mưu thì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước (ví dụ như nội bộ mất đoàn kết, kết bè kết phái; quan liêu, tham nhũng …).

Ưu điểm trong công tác tham mưu

Công tác tham mưu có những ưu điểm sau:

– Công tác tham mưu chiến lược tốt sẽ làm đổi mới nội dung và đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan, đơn vị ngày một tốt hơn và chất lượng hơn;

– Công tác tham mưu tốt sẽ làm cho hoàn thiện chính sách, hoàn thiện pháp luật hiện hành theo chiều hướng phù hợp với thực tiễn hay xây dựng chính sách và xây dựng pháp luật mới nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn những yêu cầu của thực tại xã hội và lợi ích của nhân dân.

– Giúp cho các cán bộ lãnh đạo nắm được những tình hình cụ thể để có những quyết sách, quyết định đúng đắn trong những hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình.

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu

Một là, Người làm công tác văn phòng cần tích cực nghiên cứu tham gia học tập, cập nhật kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản luật; các văn bản dưới luật, không ngừng tự học tập, tự rèn thông qua bạn bè, đồng nghiệp và các kênh thông tin nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, tích lũy kiến thức xã hội sâu rộng để tham mưu tổng hợp phục vụ đắc lực giúp TT HĐND, lãnh đạo UBND trong thực hiện nhiệm vụ.

Hai là, Thường xuyên đổi mới tác phong, lề lối làm việc và phải tự xây dựng chương trình làm việc (năm, quý, tháng và hàng tuần) riêng của mình đảm bảo tuân thủ đúng quy chế, quy trình cụ thể; bám sát thực tiễn, phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật; tích cực phối hợp với các sở ngành của tỉnh và các phòng ban chuyên môn của Thị xã trong công tác tham mưu tổng hợp nhằm giải quyết tốt các vấn đề có liên quan.

Ba là, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác để nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp. Nhất là trong công tác quản lý điều hành; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt chế độ công chức, công vụ.

Nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.

Bốn là, Xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy của Văn phòng đảm bảo về tiêu chuẩn và số lượng theo quy định theo hướng hiện đại hóa và chuyên môn hóa. Rà soát tính toán việc luân chuyển cán bộ chuyên viên tham mưu các mảng phụ trách của Văn phòng đảm bảo tính kế thừa, ổn định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Năm là, Có cơ chế tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Sáu là, Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để hiện đại hóa nền hành chính nói chung và công sở nói riêng đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Tham mưu là gì? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

5/5 - (5 bình chọn)