Tâm lý tội phạm là gì?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3881 Lượt xem
4.9/5 - (7 bình chọn)

Mỗi tội phạm sẽ đều có một trạng thái tâm lí riêng, do đó trong công tác đấu tranh về phòng chống tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đều cần phải nghiên cứu, phân tích, nắm chắc tâm lí tội phạm. Vậy Tâm lí tội phạm là gì? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Tâm lý tội phạm là gì?

Tâm lý tội phạm là trạng thái tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm, sự hình thành tâm lí phạm tội, ý đồ phạm tội và những biện pháp, phương thức thực hiên tội phạm.

Mỗi tội phạm sẽ có một trạng thái tâm lí riêng, do đó trong công tác đấu tranh về phòng chống tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đều cần phải nghiên cứu, phân tích, nắm chắc tâm lí tội phạm; về ý đồ phạm tội, cách thức, hành vi và phương pháp thực hiện tội phạm.

Để nắm chắc về tâm lí của tội phạm cũng như để có những phương pháp, biện pháp thích hợp phục vụ yêu cầu đấu tranh, khai thác, cũng như trong quá trình cảm hoá giáo dục đối tượng, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và trong lực lượng công an nói riêng thì vấn đề “tâm lí tội phạm” đã được nâng lên thành một bộ môn trong ngành tâm lí học (gọi là tâm lí học tội phạm).

Bộ môn tâm lí học tội phạm này nghiên cứu các quy luật tâm lí có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm; sự hình thành tâm lí tội phạm, ý đồ phạm tội và những kiểu hành vi phạm tội, nhân cách tội phạm và nhóm tội phạm nhằm mục đích góp phần nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa xã hội, điều tra khám phá tội phạm cũng như giáo dục, cải tạo những người phạm tội.

Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội

Việc tìm hiểu vấn đề cấu trúc Tâm lí tội phạm là gì? của hành vi phạm tội sẽ làm rõ nhiều yếu tố quan trọng liên quan đến tâm lý tội phạm, như nguồn gốc, động lực thúc đẩy, diễn biến và hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội.

Thành phần cấu trúc của hành vi phạm tội trong tâm lý tội phạm bao gồm:

Thứ nhất: Nhu cầu

Nhu cầu phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài. Nó được cảm nhận như trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó và bạn phải tìm cách hành động để bù đắp.

Chính vì vậy, nhu cầu là cội nguồn của tính tính cực của con người, là nguyên nhân sâu xa bên trong hành vi. Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu.

Thứ hai: Động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Đó có thể là những xúc cảm, tình cảm, mong muốn, những hình ảnh tâm ký…

Cơ sở của động cơ là hệ thống nhu cầu. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi. Khi nhu cầu không được thỏa mãn được sử tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ. Quá trình tâm lý học gọi là “động cơ hóa”.

Động cơ và hành vi do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất với nhau. Một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến việc phạm tội.

Thứ ba: Mục đích phạm tội

Mục đích phạm tội sẽ là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội. Nói cách khác, nó là kết quả đã được người phạm tội vẽ lên trong đầu óc mình trước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Mục đích phạm tội được xác định trên cơ sở động cơ. Động cơ thúc đẩy mà con người đề ra cho mình những mục đích cụ thể. Chúng thực hiện chức năng nhận thức và khách thể của hành vi, định hướng và điều khiển hành vi.

Ngoài ra, mục đích sau khi được xác định rõ ràng cũng có tác dụng lôi cuốn con người vào hành động. Trong thực tế, giữa động cơ mà mục đích phạm tội không phải là hai hiện tượng tâm lý khác nhau. Chức năng chủ yếu của động cơ là động lực thúc đẩy hành vi, còn mục đích là định hướng và điều khiển hành vi.

Cùng một loạt động cơ thúc đẩy nhưng do đặc điểm tâm lý của mỗi người và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên họ có những mục đích và cách thức mục đích và ngược lại, một mục đích có thể được xác định dựa trên cơ sở của những động cơ thúc đẩy khác nhau.

Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hôi của hành vi phạm tội. Những hành vi phạm tội giống nhau về mặt khách quan nhưng khác nhau về mục đích, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau.

Thứ tư: Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

Trong những hành vi phạm tội với lỗi cố ý, sau khi xuất hiện động cơ, mục đích và lập kế hoạch thực hiện, người phạm tội  thường cân nhắc một lần nữa: có thực hiện hành động để lại mục đích đã đinh hay không?

Vì vậy, quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án, phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả.

Quyết định thực hiện hành vi Tâm lí tội phạm là gì? phạm tội có thể đưa ra trong chốc lát dưới tá động trực tiếp của tình huống, hoặc xuất phát từ những khuôn mẫu hành động đã có trong quá khứ, hoặc là kết quả của một quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài, khó khăn…

Điều kiện, hoàn cảnh phạm tội?

Mỗi hành vi phạm tội sẽ luôn được thực hiện trong một tình huống nhất định với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và những sự kiện có liên quan xảy xa trong tình huống đó. Chúng là mặt khách quan của tội phạm.

Chính sự tác động qua lại giữa điều kiện, hoàn cảnh của tình huống bên ngoài với các đặc điểm nhân cách bên trong đã đưa đến phản ứng trả lời của con người, đó là những hành vi, kể cả hành vi phạm tội.

Chính những từ tác động bên ngoài môi trường sống lên cá nhân đã làm cho nhu cầu chưa được thỏa mãn ở họ trở thành động cơ thúc đẩy hành độn. Cũng chính điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện hành vi phạm tội.

Khi xác định được mục đích, kế hoạch, lựa chọn công cụ, phương tiện phạm tội, khi đưa ra quyết định thực hiện, con người không dự đoán được hậu quả của hành vi. Sự nhận thức, đánh giá tình huống không đúng có thể đưa con người đến với những hành vi sai lệch chuẩn, hành vi phạm pháp và phạm tội.

Tóm lại, hành vi phạm tội trong tâm lý tội phạm là kết quả của sự tác động qua lại giữa các đặc điểm tâm lý, nhân cách bên trong con người với điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài.

Vai trò của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài thể hiện ở chỗ: chúng là những yếu tố hoặc kích kích hoặc cản trở con người thực hiện hành vi phạm tội. Sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có thể làm thay đổi ý đồ của người phạm tội và làm xuất hiện ý đồ mới.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Tâm lý tội phạm là gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

4.9/5 - (7 bình chọn)