Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Khí hậu lục địa là kiểu khí hậu có sự dao động về thời tiết hàng năm do thiếu nguồn nước gần kề. Mùa đông thường lạnh và có tuyết trong một thời gian cố định, giáng thủy (mưa, sương) thường xuất hiện phần lớn trong mùa hè.
Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi đó trong một thời gian dài, từ năm này sang năm khác và thành quy luật. Đối với vấn đề khí hậu có rất nhiều câu hỏi khác nhau xoay quanh vấn đề được bạn đọc quan tâm. Trong đó nhiều bạn đọc băn khoăn trước vấn đề Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Khí hậu đại dương là gì?
Khí hậu đại dương hay còn được gọi là khí hậu ôn đới hải dương. Kiểu khí hậu này phổ biến ở các vùng ven biển phía tây ở các vĩ độ tầm trung của một số châu lục. Đây là kiểu khí hậu với mùa hè ấm nhưng không nóng, mùa đông mát nhưng không lạnh, biên độ nhiệt thường hẹp. Những khu vực có kiểu khí hậu này thường không có mùa khô, lượng mưa thường được phân bố đều trong năm.
Kiểu khí hậu này phổ biến ở phần lớn châu Âu, các khu vực bờ biển tây bắc Bắc Mỹ, một phần của Nam Mỹ và châu Phi, đông nam Australia, New Zealand, miền duyên hải đông nam Trung Quốc,…
Khí hậu lục địa là gì?
Khí hậu lục địa là kiểu khí hậu có sự dao động về thời tiết hàng năm do thiếu nguồn nước gần kề. Mùa đông thường lạnh và có tuyết trong một thời gian cố định, giáng thủy (mưa, sương) thường xuất hiện phần lớn trong mùa hè, cũng có một vài trường hợp cá biệt như khu vực bờ biển phía đông Bắc Mỹ, nơi có lượng mưa phân bố đều trong năm, dạng này được phân vào kiểu khí hậu lục địa ẩm.
Kiểu khí hậu này có ở các khu vực ở bắc bán cầu (đặc biệt là ở châu Á và Bắc Mỹ) và một vài nơi có độ cao so với mực nước biển. Chỉ một vài khu vực ở Iran, bắc Iraq, khu vực gần Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan và Trung Á là có lượng giáng thủy cực đại vào mùa đông, lượng tuyết này thường tan chảy vào đầu mùa xuân thường gây ra lũ sau đó.
Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa
Sau khi tìm hiểu về hai kiểu khí hậu đại dương và khí hậu lục địa thì có thể thấy chúng có sự khác nhau. Vậy tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là vấn đề được quan tâm.
Nguyên nhân của sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, từ đó làm cho nhiệt độ giữa nước và mặt đất tăng giảm khác nhau. Các loại đất đá nhanh nóng và nhanh nguội, còn nước thì nóng chậm và lâu nguội hơn.
Sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước làm cho nhiệt độ không khí ở những vùng gần biển và những vùng nằm sâu trong lục địa có sự chênh lệch khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự phân hóa khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương.
Chính các nguyên nhân khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương và tạo nên sự khác biệt giữa hai kiểu khí hậu trên.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi
Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...
Xem thêm