Tài sản lưu động là gì? Phân loại tài sản lưu động?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 7351 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải đáp ứng 03 yếu tố như sau: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Và biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động được gọi là tài sản lưu động

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về Tài sản lưu động là gì, các quy định liên quan đến vấn đề này để Quý khách hàng có thể nắm rõ hơn.

Tài sản lưu động là gì?

Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận bao gồm có: tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, hiện vật (vật tư, hàng hóa), các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Tài sản lưu động gồm những gì?

Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động bao gồm tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, cụ thể:

+ Tài sản lưu động sản xuất gồm những vật tư dự trữ nhằm chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, bao gồm có: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, các phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ,…

+ Tài sản lưu động lưu thông bao gồm có các sản phẩm hàng hóa chưa được tiêu thụ, vốn bằng tiền mặt, vốn trong thanh toán.

Giá trị các loại tài sản của doanh nghiệp khi sản xuất, kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động có đặc điểm gì?

Theo đó, chúng ta đã có cái nhìn khái quát Tài sản lưu động là gì trong doanh nghiệp. Ở phần này của bài, cùng tìm hiểu qua vậy tài sản lưu động có các đặc điểm nào:

+ Tài sản lưu động tham gia vào một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Giúp thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm nhất định;

+ Giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra.

Cách tính tài sản lưu động

Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động thường chia thành 2 loại: tài sản lưu động lưu thông và tài sản lưu động sản xuất.

+ Tài sản lưu động lưu thông: Những loại tài sản nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán….

+ Tài sản lưu động sản xuất: Các nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế…. dự trữ sản xuất và sản phẩm đang trong quá trình sản xuất…..

Tài sản lưu động lưu thông và lưu động sản xuất thường xuyên đổi chỗ cho nhau nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp ổn định.

Công thức tính tài sản lưu động:

Tài sản lưu động = Tiền mặt + tiền gửi ở ngân hàng +  các khoản thu + công nợ + hàng tồn kho + đầu tư ngắn hạn + chi phí trả trước.

Phân loại tài sản lưu động

Hiện tại, phân loại tài sản lưu động được phân loại dựa theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của từng nhóm khác nhau, cụ thể:

a/ Tiền

Bao gồm có tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trong các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển. Trong lĩnh vực tài chính kế toán, tài sản lưu động bằng tiền của một doanh nghiệp được bao gồm:

+ Tiền mặt;

+ Tiền gửi ngân hàng;

+ Tiền dưới dạng Sec các loại khác nhau;

+ Tiền trong thanh toán;

+ Tiền trong thẻ tín dụng và trong các loại tài khoản thẻ ATM;

b/ Vàng, bạc, đá quý và các loại kim khí quý

Đây được coi là nhóm tài sản đặc biệt, được dùng chủ yếu vào mục đích dự trữ.

c/ Các loại tài sản tương đương với tiền

Được bao gồm các loại tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao, nghĩa là dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có các loại chứng khoán có giá trị ngắn hạn mới được coi là tài sản lưu động.

d/ Chi phí trả trước

Chi phí trả trước được hiểu bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp đã thực hiện trả trước cho người bán, các nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác.

e/ Các khoản phải thu

Các khoản mà doanh nghiệp phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp. Các khoản phải thu được bao gồm nhiều khoản tùy thuộc vào mục đích khác nhau tùy theo tính chất của quan hệ mua bán, nội dung ghi nhận trong quan hệ hợp đồng.

g/ Tiền đặt cọc

Trong nhiều trường hợp các bên liên quan đến hợp đồng có sự thỏa thuận về vấn đề phải đặt cọc một số tiền nhất định để đảm bảo cho nghĩa vụ được thực hiện đúng hạn.

h/ Hàng hóa, vật tư

Hàng hóa, vật tư của doanh nghiệp bao gồm các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, các thành phẩm,…

i/ Các chi phí khác chờ được phân bổ

Trong thực tế quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khối lượng nguyên vật liệu và các khoản chi phí phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay trong giá các dịch vụ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Tài sản lưu động là gì. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hoặc muốn sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Tổng đài tư vấn 1900 6557.

5/5 - (5 bình chọn)