Luật Hoàng Phi Giáo dục Tác nhân của ngoại lực là?
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 1546 Lượt xem

Tác nhân của ngoại lực là?

Tác nhân của ngoại lực là yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người, ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất, nguồn lực sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

Câu hỏi:

Tác nhân của ngoại lực là?

A. Sự nâng lên và hệ số của vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng.

B. Yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người.

C. Sự uốn nếp các lớp đá.

D. Sự đứt gãy các lớp đất đá.

Đáp án đúng B.

Tác nhân của ngoại lực là yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người, ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất, nguồn lực sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất. Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.

Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển ……

1/ Quá trình phong hóa

– Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2­, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

– Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.

2/ Quá trình bóc mòn

– Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió…) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.

– Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau

3/ Quá trình vận chuyển

– Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

– Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:

+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.

+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá.

4/ Quá trình bồi tụ

– Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích)

+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.

+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.

– Kết quả: tạo nên địa hình mới.

+ Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)

+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông).

+ Do sóng biển: Các bãi biển.=> Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?

Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?

Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...

Đặc điểm của bào tử là là gì?

Bào tử có khả năng phân chia và phát triển thành các tế bào khác nhau của cơ thể, bao gồm tế bào da, tế bào cơ, tế bào tủy xương, tế bào thần kinh, và nhiều tế bào...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi