Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
Chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan để làm rõ vấn đề: Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.
Các nước phương Đông và các nước phương Tây bao giờ cũng có những khác biệt lớn về văn hóa. Tuy nhiên, không có nhiều người biết được những nét văn khóa khác nhau này cụ thể như thế nào?
Chính vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan để làm rõ vấn đề: Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.
Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
Thứ nhất: Văn hóa phương Đông
– Đối với văn hóa giao tiếp:
+ Cách ứng xử khi giao tiếp các nước phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… đều coi trọng nhân – lễ – nghĩa – trí – chính. Do đó mà những người dân luôn được biết đến là khá khắt khe trong giao tiếp.
+ Những câu chào hỏi là vô cùng quan trọng và cần thiết trong các buổi gặp gỡ. Ngôn ngữ không quá khách sáo nhưng phải chú ý đảm bảo tính lễ nghi, không suồng sã.
– Đối với trang phục truyền thống:
Các nước phương Đông thường có các trang phục truyền thống đặc trưng cho mỗi quốc gia. Nhìn vào cách ăn mặc, mọi người có thể dễ dàng nhận biết được đặc trưng riêng của mỗi đất nước, đó chính là linh hồn của con người, truyền thống, phong tục và văn hóa quốc gia.
– Đối với văn hóa ẩm thực:
Cùng với những trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa của phương Đông thì ẩm thực cũng chính là điều giúp thu hút khách du lịch đặt chân đến những đất nước này.
Thứ hai: Văn hóa phương Tây
– Văn hóa phương Tây được đặc trưng bởi một loạt các chủ đề và truyền thống nghệ thuật, triết học, văn học và pháp lý, di sản của nhiều dân tộc châu Âu. Kito giáo, bao gồm Giáo hội Công giáo, Tin lành và Chính thống giáo cũng đã đóng một vai trò nổi bật trong việc hình thành nền văn minh phương Tây kể từ ít nhất thế kỷ thứ 4.
– Nền tảng của tư tương phương Tây bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại và tiếp tục qua thời Trung cổ và Phục hưng là ý tưởng của chủ nghĩa duy lý trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là tôn giáo, được phát triển bởi triết học Hy Lạp, chủ nghĩa kinh viên và chủ nghĩa nhân văn.
– Kito giáo thời trung cổ đã tạo ra trường đại học hiện đại, hệ thống bệnh viện, kinh tế khoa học, luật tự nhiên và nhiều sáng kiến khác trên khắp tất cả các lĩnh vực trí tuệ. Kito giáo đã đóng một vai trò trong việc chấm dứt các tập quán phổ biển giữa các xã hội ngoại giáo như sự hiến tế cong người, chế độ nô lệ, tục giết trẻ em và đa phu thê.
– Toàn cầu hóa bởi các đế chế thực dân châu Âu kế tiếp đã truyền bá lối sống châu Âu và phương pháp giáo dục châu Âu trên khắp Thế giới giữa thế kỷ 16 đến 20. Văn hóa châu Âu phát triển với một phạm vi phức tạp của triết học, chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ và chủ nghĩa huyền bí. Tư duy hợp lý được phát triển qua một thời gian dài thay đổi và hình thành, với các thí nghiệm về khai sáng và đột phá trong khoa học.
Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây
Từ những đặc điểm của văn hóa phương Đông và phương Tây nêu trên, có thể nhận thấy một số điểm khác biệt về văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây như sau:
– Đối với văn hóa luật pháp:
+ Văn hóa phương Đông đề cao tính tự do, dân chủ, không cần phải quá đặt nặng tiêu chí kính trên nhường dưới; ngôi xưng tương đồng thái độ lịch sự. Đôi với văn hóa phương Đông đặt nặng tinh lễ nghi, tín ngưỡng và đạo lý. Còn văn hóa phương Tây tôn trọng luật lệ, biết tuân thủ quy định, xếp hàng khi mua sắm, văn hóa phương Đông có đôi chút bất quy tắc.
– Văn hóa phương Tây đơn giản, khá nhàm chán và không tốt cho sức khỏe. Còn văn hóa ẩm thực của phương Đông đa dạng, nhiều nguyên liệu, hương vị và cách chế biến.
– Văn hóa phương Đông tôn trọng phụ nữ có nhân phẩm, biết cách cư xử, da trắng, môi đỏ, tóc đen và nét đẹp dịu dàng, tinh tế còn văn hóa phương Tây đề cao vẻ đẹp khỏe khoán, rám nắng, khêu gợi.
– Văn hóa phương Đông thường trễ giờ còn văn hóa phương Tây tôn trọng giờ giấc.
– Đối với đời sống:
+ Mọi thứ ở phương Tây đều được đơn giản hóa, họ ăn uống đơn giản để tiết kiệm thời gian, các mối quan hệ rành mạch, rõ ràng, thể hiện rõ cảm xúc của bản thân và nói lên điều mình muốn. Còn ở văn hóa phương Đông thường né tránh bộc lộ cảm xúc, không thể hiện quá nhiều quan điểm cá nhân thường có mối quan hệ phức tạp.
+ Văn hóa phương Đông hướng đến việc dựa vào nhau để tạo nên thể đoàn kết, văn hóa phương Tây dạy người ta cách sống độc lập, phân tán.
+ Thể hiện bản thân đối với người phương Tây luôn tự tin, mạnh mẽ còn đối với người phương Đông thường né tránh, điều này thể hiện bản thân một cách khiêm nhường.
+ Phương Đông tư tưởng có quyền lực, địa vị là ở trên tất cả vẫn tồn tại đến ngày nay còn văn hóa phương Tây mọi người đều bình đẳng, không phân biệt địa vị, giai cấp.
+ Văn hóa phương Tây thì có cái tôi lớn còn văn hóa phương Đông luôn đề cao tính khiêm nhường, họ thu nhỏ bản thân để thích ứng với xã hội.
+ Văn hóa phương Đông tế nhị, thích nói vòng vo, nói tránh nói giảm để không làm mất lòng người khác còn đối với người phương Tây thích đi thẳng vào vấn đề, nói đúng trọng tâm thẳng thắn trong suy nghĩ.
Như vậy, Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số điểm nổi bật liên quan đến văn hòa Đông – Tây. Chúng tôi mong rằng nội dung chúng tôi cũng cấp sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi
Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...
Xem thêm