Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
  • Thứ tư, 01/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1434 Lượt xem

Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Mời Quý vị theo dõi nội dung.

Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung phân phối các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, nó tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau, các giao dịch chứng khoán được thực hiện rất lớn. Hơn nữa, do tính đặc thù của hàng hoá trên thị trường chứng khoán, đó là sự tách rời giá trị thực của chứng khoán ra khỏi bản thân chứng khoán.

Đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ nảy sinh nhiều tiêu cực như: lừa đảo, tung tin giả mạo, mua bán nội gián và hoạt động kiếm lời không chính đáng khác… Khi có hiện tượng tiêu cực xảy ra, có thể gây tác hại lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, gây tổn thất lớn cho nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và cho toàn bộ nền kinh tế, thị trường chứng khoán không phát huy được chức năng và vai trò to lớn của nó. Chính vì thế, quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán là nhu cầu tất yếu khách quan. 

Từ bài học thực tiễn của các nước đi trước cho thấy, ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới cũng phải trả giá đắt khi để cho thị trường chứng khoán phát triển một cách tự phát, không có sự can thiệp, quản lý trực tiếp của nhà nước.

Chẳng hạn, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán New York, thị trường chứng khoán Tokyo thời kì (1929 – 1933) đã đưa nền kinh tế của Mỹ – Nhật vào thời kì khủng hoảng toàn diện chưa từng có trong lịch sử và phải hàng chục năm sau thị trường chứng khoán đó mới trở lại hoạt động bình thường khi nó được đặt dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước thông qua các đạo luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán và hoạt động đảm bảo thi hành các đạo luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

Như vậy, để thiết lập trật tự cho thị trường chứng khoán, phòng và chống các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trường hoặc các hành vi khác gây thiệt hại cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin:

Để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường, bảo về quyền lợi chính đáng của người đầu tư, dung hoà lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, tận dụng và duy trì các nguồn vốn để phát triển kinh tế, thì vấn đề quản lí việc điều hành và giám sát các hoạt động trên thị trường chứng khoán là cần thiết.

Tuy nhiên để nhà nước thực hiện chức năng quản lí của mình đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán thì nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ quản lí, nhiều biện pháp quản lí khác nhau trong đó pháp luật được coi là công cụ quản lí chủ yếu. 

– Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là sự can thiệp của nhà nước vào thị trường chứng khoán. Mục | tiêu của sự can thiệp này là nhà nước không phải để ấn định giá cả mà giá cả do cung và cầu chứng khoán quyết định trên cơ sở giá trị của chứng khoán. Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường chứng khoán là để cho chúng khoán cung ứng ra trên trường phải là chứng khoán có giá trị thực sự, nó là cơ hội đầu tư có hiệu quả, đáng được ưu tiên đầu tư.

Có như thế, lợi ích của nhà đầu tư mới được bảo vệ, nguồn vốn đầu tư của xã hội được phân bố có hiệu quả. Hiện nay ở nước ta, Nhà nước tham gia quản lí đối với thị trường chứng khoán để tạo cho nó ra đời, phát triển lành mạnh, hạn chế mức thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra trên cơ sở kinh nghiệm của các nước đi trước, bảo vệ nhà đầu tư đồng thời tăng tính hấp dẫn của hàng hoá thị trường và yên lòng các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi