Luật Hoàng Phi Giáo dục Số từ và lượng từ là gì?
  • Thứ năm, 25/05/2023 |
  • Giáo dục |
  • 9166 Lượt xem

Số từ và lượng từ là gì?

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Các em học sinh bậc Tiểu học khi chuyển cấp Trung học cơ sở cần tiếp xúc và làm quen với rất nhiều điều mới lạ. Trong đó kiến thức môn Ngữ Văn 6 với nhiều kiến thức mới, lạ và khó hơn sẽ là nền tảng của các lớp sau này.

Rất nhiều khái niệm mới gây bỡ ngỡ đối với học sinh, đặc biệt nhiều bạn chưa nắm được số từ và lượng từ là gì.

Hãy tìm hiểu nội dung bài viết sau của chúng tôi để trả lời cho câu hỏi Số từ và lượng từ là gì?

Số từ và lượng từ là gì?

Số từ và lượng từ là hai khái niệm riêng mà các bạn học sinh cần nắm được. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 đã giải thích về định nghĩa về câu hỏi số từ và lượng từ là gì. Cụ thể số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ. Bên cạnh đó có một số danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa biểu thị số lượng, cần phân biệt với số từ.

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thề chia lượng từ thành hai nhóm:

+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: các, cả, tất cả, toàn thể, toàn bộ, tất thảy,…

+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, từng, mỗi, mấy, mọi,…

Ví dụ về số từ và lượng từ

Nhằm giúp bạn đọc hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về Số từ và lượng từ là gì thì chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ để bạn đọc theo dõi và hình dung vấn đề tốt nhất.

+ Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những thứ gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

Trong đoạn văn trên có các số từ là: hai (chàng), một trăm (ván cơm nếp), một trăm (nệp bánh trưng), chín (ngà), chín (cựa), chín (hồng mao), một (đôi). Các số từ đều bổ sung nghĩa cho danh từ đứng sau.

+ Một con vịt xòe ra hai cái cánh

Số từ một (con) và hai (cái cánh) bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó.

+ Cô ấy đứng thứ nhất trong đợt thi khảo sát vừa rồi.

Số từ nhất đứng sau từ thứ bổ sung ý nghĩa cho danh từ cô ấy.

+ Một canh… hai canh… lại ba canh,

Tràn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

 (Không ngủ được – Hồ Chí Minh)

Trong bài thơ trên số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh;

 Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm..

+ Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm bé tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

(Thạch Sanh)

Trong đoạn văn trên các (hoàng tử); những (kẻ thua trận); cả mấy (vạn tướng lĩnh) là lượng từ. Lượng từ đứng trước danh từ  và chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

+ Những bông hoa ngoài vườn thật đẹp.

Những là lượng từ đứng trước danh từ bông hoa.

+ Lớp tôi tất cả học sinh đều có hạnh kiểm tốt.

Lượng từ trong câu đó là “tất cả”, đứng trước danh từ “học sinh”.

+ Toàn bộ giáo viên nữ trường tôi hôm nay mặc áo dài

Lượng từ trong câu đó là “toàn bộ”, đứng trước danh từ “giáo viên”.

Phân biệt số từ và lượng từ

Ngoài việc tìm hiểu số từ và lượng từ là gì nhiều bạn đọc rất hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm trên. Tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau.

Số từ và lượng từ đều là những từ biểu thị số lượng của sự vật. Tuy cả số từ và lượng từ đều đứng trước danh từ nhưng số từ chỉ rõ số lượng cụ thể bằng những con số chính xác, còn lượng từ chỉ mang tính chất ước chừng, chung chung, không cụ thể bằng những con số chính xác.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung số từ và lượng từ là gì. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (27 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Áo dài được xem là một biểu tượng cho trang phục truyền thống của Việt Nam vì trong tà áo dài, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam được tôn vinh với vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại và thanh thoát...

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa, chiếc áo dài có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo mà còn toát lên vẻ đẹp thanh tú và tinh tế của người con gái Việt...

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách dịu hiền, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây, áo dài tân thời là chiếc áo dài cô truyền được cải tiến chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía...

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm sát chí tuyến bắc, giáp Trung Quốc. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc...

Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Trai mà chi, gái mà chi

Câu nói "Trai mà chi, gái mà chi sinh con có nghĩa có nghì là hơn" là một câu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Nó thường được sử dụng để chỉ ra rằng khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi