So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới bởi quy mô và tác động của nó. Cuộc chiến này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là hai cuộc chiến tàn khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới. Vậy hai cuộc chiến này có những điểm giống và khác nhau nào?
Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.
Khái quát về chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới bởi quy mô và tác động của nó. Cuộc chiến này xuất phát từ những nguyên nhân:
– Nguyên nhân sâu xa:
+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
– Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
Cuộc chiến diễn ra từ năm 1914 kéo dài đến năm 1918 và được chia ra làm hai giai đoạn. Kết cục của chiến tranh là sự thất bại của phe Đức, Áo – Hung.
Cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.
Khái quát về chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh thế giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các cường quốc.
Sự kiện đánh dấu sự bắt đầu của chiến tranh thế giới thứ hai là Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Cuộc chiến kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
Cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề như: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có những điểm giống và khác nhau, cụ thể như sau:
– Điểm giống nhau:
+ Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
+ Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
+ Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
– Điểm khác nhau:
+ Phe tham chiến:
Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.
Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.
+ Thành phần các nước tham chiến:
Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa
Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)
+ Phạm vi, quy mô
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.
Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia;
+ Tính chất
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.
+ Hậu quả:
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.
Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.
Trên đây là nội dung bài viết về So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc nắm rõ nội dung này. Xin cảm ơn!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Trường hợp nào giáo viên được dạy thêm?
Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học...
Điều kiện xếp loại học sinh khá
Theo nội dung của thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về việc đánh giá các môn học (trừ môn Âm nhạc, mỹ thuật, thể dục được đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo mức đạt yêu cầu hoặc chưa đạt yêu cầu) theo phương thức kết hợp giữa hai hình thức đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số cụ...
Phúc khảo tối đa được bao nhiêu điểm?
Theo quy định tại Công văn số 1318/BGDĐT-QLCT năm 2021 của Bộ giáo dục và đào tạo, việc chấm phúc khảo bài thi THPT quốc gia 2021 được thực hiện theo quy định tại Chương VII Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT....
Mẫu những lời nhận xét hay về bài thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình rất quan trọng nhất trong nhiều lĩnh vực như học tập, kinh doanh, bán hàng... Nó giúp một cá nhân có thể tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi đứng trước đám đông, nhằm nâng cao kỹ năng và quan điểm riêng của mỗi cá nhân trong một tập...
Điểm chuẩn Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 2023
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trụ sở chính của trường đặt tại số 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội....
Xem thêm