Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Sinh viên đánh bạc có bị đuổi học không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2368 Lượt xem

Sinh viên đánh bạc có bị đuổi học không?

Hình thức xử lý đối với sinh viên có hành vi đánh bạc được quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT và Phụ lục ban hành đính kèm Thông tư này. Theo đó, dù đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào, sinh viên có hành vi đánh bạc có thể bị xử lý khác nhau.

Đánh bạc là một tệ nạn xã hội đã sớm len lỏi vào đời sống xã hội của người dân. Pháp luật quy định về các hình thức xử phạt đối với hành vi đánh bạc. Theo đó, tùy theo từng mức độ và tính chất của hành vi vi phạm, đánh bạc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn trong môi trường giáo dục & đào tạo, sinh viên đánh bạc có bị đuổi học không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Sinh viên đánh bạc có bị đuổi học không?

Hình thức xử lý đối với sinh viên có hành vi đánh bạc được quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT và Phụ lục ban hành đính kèm Thông tư này. Theo đó, dù đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào, sinh viên có hành vi đánh bạc có thể bị xử lý như sau:

– Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

– Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

– Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

– Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, sinh viên đánh bạc có thể bị đuổi học theo quy định của pháp luật. Trường hợp sinh viên đánh bạc bị đuổi học thì cơ sở giáo dục đại học phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật đối với sinh viên có hành vi đánh bạc

Thứ nhất: Về thủ tục xét kỷ luật

– Sinh viên có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong trường hợp sinh viên không chấp hành làm bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được;

– Chủ nhiệm lớp sinh viên chủ trì họp với tập thể lớp sinh viên, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

– Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên xem xét, đề nghị Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên của cơ sở giáo dục đại học;

– Hội đồng khen thưởng và kỷ luật sinh viên tổ chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp sinh viên có sinh viên vi phạm và sinh viên có hành vi vi phạm. Sinh viên vi phạm kỷ luật đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng), không có bản tự kiểm Điểm thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết Điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.

Thứ hai: Về hồ sơ xử lý kỷ luật đối với sinh viên

Theo quy định của pháp luật, hồ sơ xử lý kỷ luật đối với sinh viên bao gồm:

– Bản tự kiểm điểm (nếu có);

– Biên bản của tập thể lớp sinh viên họp kiểm Điểm sinh viên có hành vi vi phạm;

– Biên bản của khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

– Các tài liệu có liên quan.

Xử lý sinh viên đánh bạc như thế nào?

Ngoài việc bị đuổi học, tùy theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm, sinh viên đánh bạc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ nhất: Sinh viên đánh bạc bị xử phạt vi phạm hành chính

Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì sinh viên đánh bạc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Theo đó, Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau:

(1) Hành vi mua các số lô, số đề có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;

(2) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: (i) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; (ii) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; và (iii) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

(3) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: (i) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; (ii) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng; (iii) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép; (iv) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép; (v) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

(4) Đối với các hành vi như: (i) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; (ii) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; (iii) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; và (iv) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

(5) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: (i) Làm chủ lô, đề; (ii) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; (iii) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; và (iv) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Ngoài mức phạt tiền nêu trên, hành vi đánh bạc trái phép còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, như: (i) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi tại Mục 1, Mục 2; các Tiểu mục (i) và (ii) Mục 3; các Tiểu mục (ii), (iii) và (iv) Mục 4 và Mục 5 nêu trên.

Bên cạnh đó, sinh viên có hành vi dánh bạc trái phép còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại  Mục 1; Mục 2; các Tiểu mục (i) và (ii) Mục 3; các Tiểu mục (ii), (iii) và (iv) Mục 4 và Mục 5 nêu trên.

Thứ hai: Sinh viên đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS), người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 322 BLHS hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoạc tổi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội (i) có tính chất chuyên nghiệp; (ii) tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; (iii) sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; và (iv) tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung bài viết Sinh viên đánh bạc có bị đuổi học không? mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Bài bạc là tệ nạn xã hội có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh- trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân cần tự nâng cao ý thức “Nói không với bài bạc”.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi