Luật Hoàng Phi Tài liệu Là gì? Quyền trẻ em là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 1248 Lượt xem

Quyền trẻ em là gì?

Quyền trẻ em là tất cả những quyền để trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật. Với cách hiểu này, khái niệm trẻ em đã bao quát được các khía cạnh quan trọng liên quan đến Quyền trẻ em.

Trong lịch sử phát triển của nhân loại cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc, quyền con người luôn là vấn đề bức xúc và là mục tiêu phấn đấu của tất cả loài người tiến bộ. Có thể nói, những thành tựu pháp lý quốc tế và pháp luật của các quốc gia về quyền con người hiện nay là sản phẩm của cuộc đấu tranh hết sức lâu dài, gian khổ của toàn thể nhân loại tiến bộ chống áp bức, bất công, xây dựng cuộc sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho mỗi con người.

Bên cạnh quyền con người nói chung, quyền trẻ em nói riêng cũng được các quốc gia chú trọng. Vậy Quyền trẻ em là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Quyền trẻ em là gì?

Quyền trẻ em là tất cả những quyền để trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật. Với cách hiểu này, khái niệm trẻ em đã bao quát được các khía cạnh quan trọng liên quan đến Quyền trẻ em. Cụ thể:

Một là: Trẻ em là nhóm xã hội dễ bị tổn thương và được cộng đồng xã hội, pháp luật bảo vệ. Do vậy, những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến trẻ em và có những giải pháp nào tốt nhất nhằm đảm bảo thực hiện quyền của trẻ em sẽ được xã hội, pháp luật xem xét và ghi nhận nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho trẻ em.

Hai là: Trẻ em luôn được gia đình, xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển. Đặc biệt, dưới góc độ pháp lý thì việc tiếp cận đối với trẻ em phải dựa trên cơ sở quyền trẻ em.

Ba là: Nhằm bảo đảm quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em được sống và phát triển một cách an toàn, lành mạnh thì luôn phải có cơ chế pháp lý trên phương diện quốc gia và quốc tế. Bởi, quyền trẻ em luôn được cộng đồng quốc tế thừa nhận, tuy nhiên việc thực hiện nhằm đảm bảo quyền trẻ em lại diễn ra tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Do đó, cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở từng quốc gia cũng luôn phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia.

Trong nội dung tiếp theo của bài viết quyền trẻ em là gì? Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích về nội dung của quyền trẻ em, do đó Quý vị hãy tiếp tục theo dõi.

Các nội dung cơ bản về quyền trẻ em

Trẻ em phải được hưởng đầy đủ và trọn vẹn các nhóm quyền sau

Thứ nhất: Quyền sống còn

Vì trẻ em phát triển toàn diện và hài hòa phụ thuộc vào việc chăm sóc sức khỏe từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành., nên trong Công ước về quyền trẻ em khái niệm “Bảo đảm sự sống còn của trẻ em” được mở rộng không chỉ bao gồm việc bảo đảm không bị tước đoạt về tính mạng mà còn bao gồm việc bảo đảm cho trẻ em được cung cấp chất dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế cao nhất.

Thứ hai: Quyền được bảo vệ

Trẻ em do còn non nớt về thể chất, trí tuệ nên cần được bảo vệ, việc bảo vệ trẻ em được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và được quy định chặt chẽ trong Công ước về quyền trẻ em. Trong pháp luật Việt Nam, quyền được bảo vệ của trẻ em chiếm vị trí quan trọng nhằm tạo ra một hàng rào pháp lý cho sự sống và phát triển của trẻ em. Theo đó, trẻ em có thể hưởng các quyền bảo vệ thông qua các lĩnh vực: Dân sự; Hành chính; Hình sự; Kinh tế – lao động; hay việc Bảo vệ trẻ em chống lại sự bóc lột và lạm dụng tính dục; Bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn ma túy; Bảo vệ trẻ em khi không có nơi nương tựa; Bảo vệ trẻ em tàn tật;…

Thứ ba: Quyền được tham gia

Sự tham gia của trẻ em là một quá trình, trong đó trẻ em được tham dự một cách chủ động vào việc đưa những quyết định có liên quan đến cuộc sống của trẻ em. Do vậy, trẻ em cần có một môi trường thuận lợi để thực hiện quyền được tham gia, nếu thiếu môi trường đó thì cần phải tạo cho trẻ em các điều kiện cần thiết để trẻ em được tham gia một cách đầy đủ. Người lớn không chỉ có nghĩa vụ tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền được tham gia mà còn giúp trẻ em có năng lực cần thiết để thực hiện các quyền của mình.

Thứ tư: Quyền phát triển

Trẻ em sinh ra và lớn lên bằng sự chăm sóc, bảo vệ của gia đình, nhà nước và xã hội. Vì vậy, nhóm quyền được phát triển của trẻ em nhằm mục đích đảm bảo cho trẻ em có thể đạt được khả năng phát triển tối đa, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Phát triển là một tiến trình nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nói chung và trẻ em nói riêng mà mọi quốc gia đều nỗ lực để đạt được. Điều này có nghĩa là trẻ em không chỉ có quyền đối với sự phát triển của trẻ em mà còn có quyền đối với các yếu tố cần thiết như kinh tế, văn hóa và xã hội. Những điều kiện làm cho cuộc sống của trẻ em tốt đẹp hơn.

Pháp luật Việt Nam về thúc đẩy và bảo đảm quyền trẻ em

Hơn hai mươi năm qua, Việt Nam đã có những thành tựu và dấu mốc quan trọng về thúc đẩy và đảm bảo quyền trẻ em, đặc biệt là việc cải thiện hệ thống văn bản pháp luật. Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn công ước về quyền trẻ em, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 1991 (được sửa đổi ăm 2004). Sau hơn 10 năm thực hiện Luật, những thay đổi về tình hình trong nước và quốc tế cho thấy chúng ta cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em.

Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Trẻ em năm 2016 tại kỳ họp thứ 11 ngày 05/4/2016 để thay thế Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Có thể nói, Luật trẻ em quy định về quyền gắn với bổn phận trẻ em là sự phát triển độc đáo giá trị văn hóa Việt Nam trong thực hiện công ước về quyền trẻ em. Đây là sự sáng tạo trong việc cụ thể hóa các điều ước quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quyền trẻ em tập trung vào nguyên tắc bảo đảm quyền và phúc lợi của trẻ em với quan điểm ưu tiên, bình đẳng, không phân biệt đối xử. Có thể nói, các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền trẻ em đã khái quát được các khía cạnh của quyền trẻ em, đồng thời đánh dấu bước phát triển đáng kể của hệ thống pháp luật về quyền trẻ em của Việt Nam

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến câu hỏi Quyền trẻ em là gì? Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trên thực tế. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?

Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?

Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...

Bestie là gì?

Bestie là gì? My Bestie là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin hữu ích qua nội dung bài viết này nhé! Chắc hẳn rằng Quý vị sẽ có cách hiểu và sử dụng chính xác...

Xem thêm