• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 4429 Lượt xem

Quyền là gì?

Quyền là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

Quyền là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của cá nhân, quyền là một phạm trù trung tâm trong thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật và trong đời sống xã hội. Vậy Quyền là gì? hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Quyền là gì?

Quyền là cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép hưởng thụ, vận dụng, thi hành và, khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại theo Từ điển Tiếng Việt, “Quyền” còn được hiểu là Sức mạnh được vận dụng khi thực hiện chức năng trong một lĩnh vực nhất định.

Ngoài ra, “Quyền” là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế.

>>>>>> Tham khảo: Nghĩa vụ là gì?

Đặc điểm của quyền?

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Quyền là gì? Chúng tôi xin cung cấp cho các bạn thêm thông tin về các dấu hiệu đặc trưng của quyền.

Dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của quyền là phải có sự ghi nhận về mặt pháp lí và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật; thứ hai là phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với chủ thể cá nhân, được thể hiện một cách cụ thể trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã hội cụ thể của cá nhân trong một cộng đồng nhất định.

Theo đó, quyền của cá nhân sẽ được phát sinh, tăng hay giảm tùy theo từng thời điểm của quá trình tồn tại, phát triển của xã hội. Đối với cá nhân, các quyền cơ bản phát sinh từ khi cá nhân sinh ra và có những quyền cụ thể khác phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định.

Quyền phải gắn với phạm vi quyền, nghĩa vụ và năng lực của cá nhân và phải chịu tác động trong phạm vi giới hạn của pháp luật hay vùng lãnh thổ nhất định. Quyền của cá nhân sẽ chỉ bị tước bỏ bởi pháp luật, chấm dứt khi người đó chết.

Với tư cách là công dân của nhà nước sở tại, cá nhân được hưởng đầy đủ các quyền mà hiến pháp, pháp luật của nhà nước sở tại quy định. Đồng thời, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các quyền của công dân, không phụ thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của công dân trong phạm vi lãnh thổ đất nước.

Ở nước ta, quyền của công dân sẽ được thể chế hóa tại Hiến pháp và các đạo luật.

Theo đó, công dân sẽ có các loại quyền đương nhiên như: quyền làm người, quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; các quyền về chính trị như quyền bầu cử, ứng cử, quyền được tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, thảo luận các vấn đề của nhà nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu; các quyền về kinh tế văn hóa, xã hội như quyền sở hữu những thu nhập … Quyền của cá nhân có thể phát sinh do được người khác ủy quyền.

Quyền công dân là những hành vi theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình, được thực hiện những công việc mà pháp luật không cấm.

Tương ứng với các quyền của công dân, nghĩa vụ công dân là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ công dân được thể hiện rõ nhất là mối quan hệ qua lại, bình đẳng giữa nhà nước và công dân, quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ quyền tự do cơ bản của con người được Nhà nước thừa nhận, quy định trong Hiến pháp.

Quyền và nghĩa vụ công dân mặc dù đối lập nhưng lại được thống nhất với nhau. Công dân đều được hưởng những lợi ích chính đáng từ Nhà nước và cũng đồng thời phải tuân thủ và chấp hành những quy định chung mà Nhà nước đặt ra, bắt buộc phải thực hiện.

Theo sự phát triển của xã hội, phạm vi các quyền của cá nhân sẽ ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hóa.

Tôn trọng các quyền của cá nhân và đảm bảo quyền của cá nhân là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động tư pháp và là một nội dung quan trọng của quản lí nhà nước, quản lí xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, công dân ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có địa vị pháp lý bao gồm quyền và nghĩa vụ do Nhà nước quy định, thể hiện mối quan hệ bền vững, mang tính lâu dài.

Phân loại các quyền của công dân

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có thể được phân chia thành ba nhóm: các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị; các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; các nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Cơ sở để phân định các quyền công dân thành hai nhóm: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là do thời gian hình thành và tính chất của hai nhóm quyền này có nhiều điểm khác nhau. Các quyền dân sự, chính trị của công dân thường xuất hiện sớm hơn các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

Phần lớn các quyền dân sự, chính trị của công dân thường được xác lập khi thành lập nhà nước dân chủ, còn phàn lớn các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được thiết lập muộn hơn phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Mặt khác, việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị chủ yếu phụ thuộc ý thức chính trị, ý thức dân chủ của nhân dân, còn việc thực hiện các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa lại phụ thuộc phần lớn vào điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế, xã hội của nhà nước.

Chẳng hạn quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, quyền có điều kiện sống xứng đáng là những quyền xuất hiện muộn hom và việc thực hiện các quyền này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Quyền là gì? để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích đối với quý bạn đọc.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Sĩ quan tại ngũ được hiểu như thế nào?

Sĩ quan quân đội được nhà nước phong quân hàm  cấp Uý, cấp Tá và cấp Tướng. Họ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, thực hiện quản lý, hoặc đứng đầu chỉ huy hoặc cũng có thể là người trực tiếp tham gia vào một số nhiệm vụ được...

Kế hoạch hóa gia đình là gì? Tại sao phải kế hoạch hóa gia đình

Việc kế hoạch hóa gia đình làm nhẹ gánh nặng của cả người nam và người nữ. Kế hoạch hóa gia đình sẽ tạo điều kiện cho cá nhân có thời gian chăm sóc cho bản thân và gia đình, lo cho tương lai, công...

Đối lập với tôn sư trọng đạo là?

Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình, ở mọi lúc mọi...

Mẫu phát biểu tân gia của chủ nhà

Trải qua tháng ngày thi công xây dựng căn nhà mới, bữa tiệc mừng tân gia chính là dịp để người thân, bạn bè cùng tới chúc mừng khởi sự suôn sẻ. Trong bữa tiệc đó, gia chủ sẽ nhận được những món quà nhỏ đến từ các khách...

Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi