Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo thông tư 200
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4232 Lượt xem

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo thông tư 200

Theo các quy định hiện hành, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp.

Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động làm trong một số trường hợp mà pháp luật quy định. Nói cách khác, đây là mối quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, tổ chức. Nhiều doanh nghiệp thắc mắc rằng có được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không?

Để giải đáp những thắc mắc đó, mời quý bạn đọc đến với bài viết Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo thông tư 200 của công ty Hoàng Phi.

Cơ sở pháp lý

Hiện nay, các liên quan đến quỹ dự phòng được quy định ở hai văn bản pháp luật sau:

– Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày ngày 24 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp;

– Thông tư  200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, các quy định liên quan đến quỹ dự phòng trợ cấp thât nghiệp cũng không xảy ra hiện tượng chồng chéo. Bởi, điều 128 Thông tư  200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

Thông tư này có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015. Những quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính. Những nội dung tại các Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam không trái với Thông tư này vẫn còn hiệu lực.

Mặt khác thông tư 200/2014/TT-BTC không có quy định liên quan đến quỹ dự phòng trợ cấp mất việc, do đó các quy định theo thông tư 180/2012/TT-BTC ngày ngày 24 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp vẫn có hiệu lực thi hành.

Trợ cấp mất việc làm là gì?

Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định.

Pháp luật quy định người lao động bị mất việc thỏa mãn các điều kiện sau thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

– Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên;

– Người lao động mất việc thuộc các trường hợp sau:

+ Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

Trong đó, những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ: Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

Những trường hợp được coi là vì lý do kinh tế đó là:  Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế; Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là gì?

Theo các quy định hiện hành, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp.

Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Trường hợp trong năm doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, số lượng lao động mất việc làm phát sinh lớn, nếu hạch toán đủ vào chi phí số tiền đã chi trợ cấp mất việc làm (trừ số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã sử dụng để chi nếu có) cho người lao động của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, thì doanh nghiệp được hạch toán phân bổ số tiền đã chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động vào chi phí quản lý doanh nghiệp các năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm.

Phương pháp hạch toán

Nhắc đến Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo thông tư 200 thì nhiều người quan tâm đến phương pháp hạch toán. Phương pháp hạch toán kế toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp thực hiện cụ thể như sau:

– Khi chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động từ nguồn dư Quỹ tại thời điểm 31/12/2011 ghi:

 Nợ TK 351 – Quỹ trợ cấp mất việc làm

Có các TK 111, 112,………

– Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong năm tài chính được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có các TK 111, 112,…….

– Trường hợp số tiền chi trả trợ cấp mất việc làm trong năm phát sinh lớn, hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, doanh nghiệp được hạch toán phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm, sau khi chi trả ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

Có các TK 111, 112, ……..

Khi phân bổ ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

– Nguồn dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (nếu có) khi lập báo cáo tài chính năm 2012 hạch toán tăng thu nhập khác của doanh nghiệp ghi:

Nợ TK 351 – Quỹ trợ cấp mất việc làm

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo thông tư 200 của chúng tôi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi