• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Là gì? |
  • 4272 Lượt xem

Quy định là gì?

Quy định là những quy tắc, chuẩn mực trong xử sự; những tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân thủ.

Quy định là những quy tắc, chuẩn mực trong xử sự; là tiêu chuẩn, định mức về kỹ thuật, kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và có giá trị ràng buộc đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong cấu trúc của quy phạm pháp luật.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về thắc mắc Quy định là gì? Thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Quy định là gì?

Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các chủ thể được, không được hoặc buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống nêu ở bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.

Nói một cách khác, là khi xảy ra những hoàn cảnh, điều kiện đã nêu ở bộ phận giả định của quy phạm pháp luật thì Nhà nước sẽ đưa ra những chỉ dẫn có tính chất mệnh lệnh (các cách xử sự) để các chủ thể thực hiện.

Ví dụ pháp luật quy định: Tổ chức cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế nông nghiệp. Trong ví dụ trên thì bộ phận quy định của quy phạm pháp luật này là: Thì phải nộp thuế nông nghiệp.

Cấu thành bộ phận quy định?

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật được coi là phần cốt lõi của quy phạm pháp luật, nó thể hiện ý chí của Nhà nước đối với các tổ chức hay cá nhân khi xảy ra những tình huống đã được nêu trong bộ phận giả định cuẩ quy phạm pháp luật.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh lệnh như: Cấm, không được, phải, thì, được, có …

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có tác dụng đưa ra những cách xử sự để các chủ thể có thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của Nhà nước, nói cách khác, thông qua bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, các chủ thể pháp luật mới biết được là nếu họ ở vào những tình huống đã nêu trong giả định của quy phạm pháp luật thì họ phải làm gì, được làm gì hoặc không được làm gì, làm như thế nào.

Vì vậy, mức độ chính xác, chặt chẽ và rõ ràng của các mệnh lệnh, các chỉ dẫn được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là một trong những điều kiện để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.

Những mệnh lệnh, chỉ dẫn của Nhà nước được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có thể là:

+ Những cách xử sự hoặc hành vi mà chủ thể không được phép thực hiện

+ Những cách xử sự hoặc hành vi mà chủ thể buộc phải thực hiện, thậm chí phải thực hiện chúng như thế nào.

Như vậy, bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường chỉ ra các quyền mà các chủ thể được hưởng hoặc các nghĩa vụ pháp lý mà họ phải thực hiện, mặc dù không phải khi nào thuật ngữ quyền và nghĩa vụ cũng được trực tiếp thể hiện trong lời văn của quy phạm.

Những mệnh lệnh, chỉ dẫn của nhà nước trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể chỉ nêu lên một cách xử sự và các chủ thể buộc phải thực hiện mà không có sự lựa chọn. Hoặc có thể nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự thích hợp từ những cách đã nêu.

Trong một số trường hợp khác nhà nước còn cho phép các chủ thể có thể tự thoả thuận trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của nhau, đồng thời cũng nêu ra các cách xử sự buộc đối với các chủ thể phải tuân theo trong trường hợp không thể thoả thuận được với nhau.

Ngoài việc giải đáp thắc mắc Quy định là gì?  chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn về 2 bộ phận còn lại trong cấu trúc của quy phạm pháp luật là giả định và chế tài.

Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những tình huống hay hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những tổ chức, cá nhân nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào, trong những hoàn cảnh, điều kiện nào.

Giả định là bộ phận không thể thiếu của quy phạm pháp luật, bởi chỉ thông qua bộ phận giả định của quy phạm pháp luật thì mới biết được tổ chức, cá nhân nào, khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện nào thì chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

Chế tài là một bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lí khi có hành vi vi phạm đối với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài sẽ được phân chia thành các loại như: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự…

Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan (có ý nghĩa đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài).

Chế tài gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lí ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự) và chế tài vô hiệu hoá.

Chế tài cũng là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh… trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự…

Như vậy, chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng. Đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự. Đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Quy định là gìQua bài viết, mong rằng Khách hàng đã có được đầy đủ những thông tin giải đáp cho thắc mắc trên.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tranh vẽ 20/11 đơn giản, đẹp nhất, ý nghĩa

Các hoạt động vẽ tranh 20/11, vẽ tranh đề tài thầy cô, trường lớp hay các cuộc thi vẽ báo tường luôn là những hoạt động vô cùng ý nghĩa kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20...

Ông bà mất được nghỉ mấy ngày?

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết...

Khu kinh tế là gì? Điều kiện thành lập khu kinh tế?

Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an...

Sĩ quan dự bị là gì?

Sĩ quan dự bị được hưởng phụ cấp hàng tháng, đồng thời trong khoảng thời gian huấn luyện ngoài việc được hưởng phụ cấp thì sĩ quan dự bị sẽ được hưởng các chế độ khám chữa bệnh tại các bệnh viện quân y, được miễn lao động công ích và các chế độ khác do Nhà nước quy...

FIFA là gì?

Năm 1902, Anton Wilhelm Hirschman – Tổng Thư ký Liên đoàn bóng đá Hà Lan đã gặp Frederick Wall – Tổng Thư ký Liên đoàn bóng đá Anh đề nghị tổ chức một giải đấu quốc tế chính thức và thành lập một tổ chức bóng đá có quy mô quốc tế....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi