Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi mới nhất
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2042 Lượt xem

Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi mới nhất

Năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Nghỉ hưu trước tuổi không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan tới nghỉ hưu trước tuổi.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi.

Cơ sở pháp lý

Các vấn đề pháp lý liên quan đến giám định y khoa được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật, bao gồm:

– Bộ luật lao động năm 2019;

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Thông tư số 14/2016/TT-BYT 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 05 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế;

– Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

Trên đây là văn bản pháp luật chứa đựng các quy định giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi. Dưới đây là một số quy định cơ bản về giám định y khoa trong trường hợp này.

Nghỉ hưu là gì?

Nghỉ hưu là sự rút lui khỏi vị trí hoặc nghề nghiệp của một người hoặc khỏi cuộc sống làm việc tích cực của một người. Một người cũng có thế nghỉ hưu bán phần bằng cách giảm giờ làm việc hoặc khối lượng công việc. Nhiều người chọn nghỉ hưu khi về già hoặc không còn đủ khả năng làm công việc của mình.

Năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi phải giám định y khoa?

Giám định y khoa đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động được quy định tại khoản 1, điều 219 Bộ Luật Lao động 2019.

Theo đó, các trường hợp được nghỉ hưu phải giám định y khoa bao gồm:

– Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

– Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi trong các trường hợp suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật

Chúng tôi lưu ý tới Quý độc giả về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm khả năng lao động trước khi đi vào làm rõ về thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi.

Căn cứ quy định tại Điều 55 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

“ Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hư quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu qiu định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành.

Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi

Bước 1: Lập hồ sơ khám giám định

Đôi với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội hoặc có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng: Tự mình lập đầy đủ 01 bộ hồ sơ.

Đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp: Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định.

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Người lao động khi có nhu cầu giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi cần chuẩn bị những giấy tờ sau: 

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1- thông tư số 56/2017/TT-BYT.

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh,…

– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực…

Bước 2: Nộp hồ sơ khám giám định

Hồ sơ giám định bao gồm:

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ sau đây:

+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án.

+ Giấy xác nhận khuyết tật.

+ Giấy ra viện.

+ Sổ khám bệnh.

+ Bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

+ Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động nếu đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

– Một trong các giấy tờ có ảnh sau:

+ Chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

+ Hộ chiếu còn hiệu lực.

– Nơi nộp: Hội đồng Giấm định y khoa cấp tỉnh nơi người lao động đang làm việc hoặc cư trú. Người có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phải gửi đầy đủ 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

– Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bước 3: Tiến hành khám giám định

– Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

– Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Bước 4: Nhận Biên bản giám định y khoa

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

Thời hạn giám định y khoa

Thời hạn giám định sức khỏe được quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư số 14/2016/TT-BYT. Theo đó, thời hạn giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi được quy định như sau:

– Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

– Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Bộ Y tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định.

Chi phí khám giám định y khoa

Đối tượng yêu cầu giám định y khoa phải nộp phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa cho cơ sở thực hiện giám định y khoa theo mức sau:

– Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa: 1.150.000 đồng/trường hợp.

– Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa: Theo chỉ định thực tế của bác sĩ.

Người chi trả: Người chịu trách nhiệm lập và nộp hồ sơ giám định y khoa.

Như vậy, Thủ tục giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết trong bài viết trên. Bên cạnh đó, Công ty Luật Hoàng Phi cũng nêu một số quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề nghỉ hưu trước tuổi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi