Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra?
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp, các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước, có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Câu hỏi:
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra?
A. Khá nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
B. Nhanh, tuy nhiên trình độ đô thị hóa còn thấp.
C. Chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
D. Nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thế giới.
Đáp án đúng C.
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp, các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước, có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C
– Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Quá trình độ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
– Từ thế kỉ II trước công nguyên, thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc) được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Vào thời phong kiến một số đô tị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.
– Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi sau đó là các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVIII.
– Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hê thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự.
– Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…
– Từ sau Cách mạng thán Tám năm 1945 đến năm 1954 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
– Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ở miền Nam chính quyền Sài Gòn đã dùng đô thị hóa như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có. Từ năm 1965 đến năm 1972 các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.
– Từ năm 1975 đến nay quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
– Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
– Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa là vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm