Phương thức biểu đạt của thơ

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 13/10/2022 |
  • Giáo dục |
  • 22836 Lượt xem
4.8/5 - (120 bình chọn)

Phương thức biểu đạt của thơ là một trong nội dung được nhiều độc giả quan tâm tìm kiếm. Vậy cụ thể phương thức biểu đạt của thơ là gì?

Phương thức biểu đạt là gì?

Phương thức biểu đạt là cách mà người viết, người nói truyền tải những thông điệp đến với người đọc, người nghe nhằm thể hiện những tâm tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người nói, người viết.

Phân loại phương thức biểu đạt

Hiện nay trong văn học có 6 phương thức biểu đạt chính với những đặc điểm riêng. Các phương thức biểu đạt là: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ. Trong đó:

– Phương thức biểu đạt tự sự là là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

Phương thức biểu đạt tự sự thường được sử dụng trong các văn bản tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích;

– Phương thức biểu đạt miêu tả là phương thức dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Phương thức biểu đạt miêu tả thường được sử dụng trong các tác phẩm thơ, bút kí, văn tả người, tả cảnh…;

– Phương thức biểu đạt biểu cảm là phương thức được lồng ghép, thể hiện cảm xúc của người nói, người nghe về thế giới xung quanh. Mục đích của phương thức này là khiến người ta rung động, đồng cảm với cảm xúc của người viết, người nói.

Phương thức biểu đạt biểu cảm có hầu hết trong các loại văn bản: truyện, thơ, vè,…;

– Phương thức biểu đạt thuyết minh là phương thức cung cấp, giới thiệu, giảng giải về  sự vật, hiện tượng nào đó. Khác với những phương thức khác, văn bản thuyết minh chỉ đơn thuần cung cấp tri thức chính xác.

Phương thức biểu đạt thuyết minh chủ yếu có trong văn thuyết minh về con vật, đồ vật, thuyết minh về di tích lịch sử, địa điểm du lịch, thuyết minh về một nhân vật lịch sử hay một vấn đề khoa học… ;

– Phương thức biểu đạt nghị luận là phương thức được dùng để bàn luận về 1 vấn đề nào đó. Nghị luận cho chúng ta biết được quan điểm về vấn đề đúng – sai như thế nào. Bên cạnh đó, phương thức này còn bộc lộ ý kiến và thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm đó.

Phương thức biểu đạt nghị luận có trong các văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một tư tưởng đạo lí…

– Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ.là phương thức mang tính trịnh trọng, chính xác. Những văn bản hành chính – công đơn thuần để thông báo, cam kết, yêu cầu tuân thủ các quy định. Phương thức này được sử dụng để giao tiếp giữa các cơ quan, Nhà nước và nhân dân, các quốc gia,…

Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ có trong các nghị định của nhà nước, thông tư được ban hành, văn bản báo cáo trong các công ty, các hợp đồng thuê, mua bán, sở hữu…;

Thơ là gì?

Thơ (hay thơ ca, thi ca) là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu.

Phân loại thơ

Tùy thuộc những tiêu chí khác nhau người ta có những cách phân loại thơ tương ứng. Căn cứ vào phương thức tổ chức lời thơ và phương thức biểu đạt tình cảm, người ta phân chia thơ thành các loại cơ bản sau:

Thơ trữ tình: Là loại thơ thông qua bộc lộ cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống mà thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Đây là thể loại chủ chốt của thơ.

Thơ tự sự: Là thể loại thơ biểu hiện cảm nhận về đời sống qua hệ thống nhân vật và cốt truyện. Với mảng sáng tác cho thiếu nhi, các bài thơ Nàng tiên Ốc (Phan Thị Thanh Nhàn), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Ông khách giao thừa, Sự tích rước đèn Trung thu, Chuyện chú rùa biết bay (Nguyễn Hoàng Sơn), Ông trạng thả diều (Nguyễn Buì Vợi)… tiêu biểu cho thể thơ này.

Thơ cách luật: Là thể thơ có yêu cầu chặt chẽ về về hình thức, ngôn ngữ, âm luật. Thơ thất ngôn tứ tuyệt, lục bát… là những thể thơ tiêu biểu cho loại này.

Thơ tự do: Là thể thơ đối lập với thơ luật. Nó đập vỡ mọi ràng buộc về hình thức để biểu hiện tư tưởng, tình cảm một cách tự do. Điều này có thể nhận thấy trong các bài thơ Mưa (Trần Đăng Khoa), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông), Ê-mi-li, con… , Tiếng chổi tre (Tố Hữu), Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy), Nếu trái đất thiếu trẻ em (Đỗ Trung Lai) v.v…

Thơ văn xuôi: Là thể thơ được viết bằng con chữ, vừa có đặc điểm của thơ, vừa có đặc điểm của văn xuôi. Nó dùng hình thức ngắn gọn của văn xuôi để biểu đạt nội dung thơ.

Ngoài ra dựa vào số chữ trong dòng mà gọi tên thể thơ. Chẳng hạn, dòng 5 chữ là thơ ngũ ngôn, dòng 7 chữ là thơ thất ngôn; một dòng 6 chữ một dòng 8 chữ gọi là thơ lục bát; 2 dòng 7, một dòng 6, một dòng 8 chữ là thơ song thất lục bát,…

Phương thức biểu đạt của thơ

Thông thường dựa theo đặc trưng của thơ thường phương thức biểu đạt của thơ là biểu cảm hoặc miêu tả. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng thể loại thơ thì mỗi bài sẽ có phương thức biểu đạt khác nhau, có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.

Đoạn thơ 1:

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay”.

(Quê hương – Tế Hanh)

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

Đoạn thơ 2:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”

(Khi con tu hú – Tố Hữu)

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

Trên đây là chia sẻ của Luật Hoàng Phi liên quan đến phương thức biểu đạt của thơ. Hy vọng thông tin trên là hữu ích với độc giả quan tâm.

4.8/5 - (120 bình chọn)