Phúc khảo là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1985 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Có lẽ phúc khảo không còn là một cụm từ quá xa lạ với nhiều người. Khi bản thân người dự thi nhận thấy, rằng điểm bài thi mà mình nhận được chưa đúng với năng lực làm bài thì có thể tiến hành phúc khảo. Vậy phúc khảo là gì? Điều kiện để phúc khảo? Hãy cùng giải đáp những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây với tiêu đề Phúc khảo là gì?.

Phúc khảo là gì?

Phúc khảo là một từ Hán việt, trong đó “phúc” có nghĩa là lặp lại một hoạt động nào đó, còn “khảo” có nghĩa là đánh giá, kiểm tra. Tuy nhiên, về nguồn gốc ra đời của hoạt động phúc khảo vẫn chưa có lời giải đáp.

Tuy vậy, có thể thấy rằng, phúc khảo là hoạt động phát sinh từ hoạt động thi cử nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của thí sinh, nhằm mục đích đánh giá bài thi đúng đắn hơn.

Như vậy, phúc khảo là cụm từ nhằm chỉ hoạt động kiểm tra, đánh giá lại một đối tượng nào đó để có cách nhìn nhận đúng hơn về đối tượng. Đối tượng được phúc khảo phổ biến nhất chính là điểm thi.

Khi tiến hành thủ tục phúc khảo bài thi tốt nghiệp thpt quốc gia, điểm thi của thí sinh có thể thay đổi theo ba diễn biễn: Tăng lên, giảm đi hoặc không thay đổi.

Do đó, trước khi quyết định phúc khảo, người phúc khảo nên tự đánh giá lại bài làm của mình. Bởi lẽ, việc phúc khảo cũng tốn nhiều thời gian, công sức và cả chi phí.

Ngoài việc giải đáp phúc khảo là gì? chúng tôi còn cung cấp thêm các thông tin hữu ích có liên quan, mời Quý vị tiếp tục theo dõi.

Lợi ích của việc phúc khả?

Khi nhận thấy điểm thi mà mình nhận được không đúng với năng lực làm bài của mình, người thi có thể tiến hành phúc khảo. Việc phúc khảo có thể đem đến một số lợi ích như sau:

Thứ nhất: Phúc khảo bảo vệ lợi ích cho thí sinh

Mục đích của việc phúc khảo là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thí sinh, giúp đảm bảo công bằng cho các kỳ thi. Khi thí sinh cảm thấy không hài lòng với điểm số mà mình nhận được thì người đó có thể nộp đơn xin phúc khảo bài thi. Việc phúc khảo có thể áp dụng cho các bài thi quốc gia, quốc tế hoặc thậm chí cả những bài thi trên lớp học.

Thứ hai: Phúc khảo có thể làm thay đổi điểm số bài thi

Có nhiều trường hợp thí sinh rất muốn phúc khảo bài thi, tuy nhiên nhiều người lo sợ việc phúc khảo có thể làm điểm bị giảm đi. Như đã đề cập ở trên, khi phúc khảo điểm thi có thể tăng lên, giảm đi hoặc giữ nguyên, không bị thay đổi.

Thứ ba: Việc phúc khảo có thể đánh giá được sự chuyên nghiệp của hội đồng thi

Nếu như hội đồng khảo thí chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao thì việc phúc khảo cho thí sinh sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện không gặp nhiều khó khăn. Đây cũng chính là yếu tố để đánh giá sự chuyên nghiệp của hội đồng thi.

Có nên phúc khảo điểm thi hay không?

Có thể thấy, việc phúc khảo mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thí sinh cũng nên làm đơn xin phúc khảo bài thi THPT quốc gia.

Như đã đề cập ở trên, thí sinh có thể tiến hành phúc khảo đối với bài thi quốc tế, quốc gia hoặc thậm chí ngay cả bài thi trên lớp học thông thường. Tùy vào từng trường hợp, từng loại bài thi và kết quả thi mà thí sinh nên cân nhắc để lựa chọn có nên phúc khảo hay không.

Điều kiện phúc khảo bài thi

Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi, thí sinh nộp đơn xin phúc khảo bài thi tại nơi đăng ký dự thi. Đối với từng bài thi, thời hạn phúc khảo có thể là khác nhau.

Riêng đối với bài thi trung học phổ thông quốc gia thì thời hạn để thí sinh phúc khảo là 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi. Sau đó, nơi thí sinh đăng ký dự thi có trách nhiệm chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo đển Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh (Khoản 2 Điều 33 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT).

Thành phần Ban Phúc khảo bài thi tự luận tương tự như thành phần Ban Chấm thi tự luận; thành phần Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm tương tự như thành phần Ban Chấm thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người đã tham gia Ban Làm phách và Ban chấm thi tự luận không được tham gia Ban Phúc khảo bài thi tự luận; người đã tham gia Ban chấm thi trắc nghiệm không được tham gia Ban phúc khảo bài thi trắc nghiệm (Khoản 1 Điều 32 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT).

Nhiệm vụ của các Ban Phúc khảo bài thi THPT

Nhiệm vụ của Ban Phúc khảo bài thi THPT được quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT. Theo đó, Ban Phúc khảo có các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất: Đối với Ban Phúc khảo bài thi tự luận sẽ có nhiệm vụ là kiểm tra các các sai sót về điểm số như cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi và chấm lại các bài thi theo đề nghị của thí sinh;

Thứ hai: Đối với Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm có nhiệm vụ là kiểm tra lại các sai sót trong quá trình xử lý các bài thi trắc nghiệm; kiểm tra, rà soát các lỗi kỹ thuật; chấm lại các bài thi theo đề nghị của thí sinh;

Thứ ba: Ban Phúc khảo bài thi tự luận và Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm đều có nhiệm vụ riêng đối với từng bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, họ đều có nhiệm vụ chung là phải trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm phúc khảo.

Việc phúc khảo được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định. Đối với từng bài thi sẽ có trình tự, thủ tục phúc khảo khác nhau. Do đó, trước khi tiến hành phúc khảo, thí sinh nên tìm hiểu về quy trình, thủ tục phúc khảo để quyết định có phúc khảo bài thi hay không. Bởi lẽ, việc tiến hành phúc khảo có thẻ khiến điểm số không những không tăng lên mà còn bị giảm đi. Bên cạnh đó, việc tiến hành phúc khảo cũng tốn thời gian và chi phí.

Trên đây là nội dung bài viết với tiêu đề Phúc khảo là gì? mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, Quý vị có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn.

5/5 - (5 bình chọn)