Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Phúc khảo có bị hạ (tụt) điểm hay không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6197 Lượt xem

Phúc khảo có bị hạ (tụt) điểm hay không?

Theo quy định của pháp luật, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia nhưng phải nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi trong thời hạn phúc khảo.

Theo quy định tại Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi, mọi thí sinh đều có quyền phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Dù rất muốn phúc khảo nhưng nhiều thí sinh lo sợ việc phúc khảo có thể bị hạ điểm. Vậy Phúc khảo có bị hạ (tụt) điểm hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho mình.

Trước khi đi vào giải đáp Phúc khảo có bị hạ (tụt) điểm hay không? chúng tôi chia sẻ một số thông tin mới nhất liên quan đến thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 và phúc khảo điểm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021.

Thời gian phúc khảo điểm bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021

Theo quy định của pháp luật, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia nhưng phải nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi trong thời hạn phúc khảo. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi, thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi. Nơi thí sinh đã đăng ký dự thi có trách nhiệm nhận đơn phúc khảo và sau đó chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi.

Ngày 08 tháng 7 năm 2021 là ngày thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia 2021 đợt 1. Hiện nay Bộ GD&ĐT vẫn chưa có công bố chính thức về thời gian công bố điểm thi THPT quốc gia 2021. Tuy nhiên, theo dự kiến điểm thi sẽ được công bố vào ngày 26 tháng 7 năm 2021. Do đó, thời gian dự kiến để các thí sinh tiến hành thủ tục phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 là từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 05 tháng 8 năm 2021.

Địa điểm tổ chức phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, địa điểm tổ chức phúc khảo sẽ được bố trí tại khu vực bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định Điều 24 của Thông tư này.

Điều 24 của Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về khu vực chấm thi. Theo đó, địa điểm chấm thi bài thi THPT quốc gia cần bảo đảm đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Về khu vực chấm thi

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, việc chấm thi tại mỗi Hội đồng thi được thực hiện tại không quá 02 (hai)  khu vực; trong đó, mỗi Ban Chấm thi thực hiện nhiệm vụ tại một khu vực duy nhất.

Khu vực chấm thi phải bảo đảm an ninh, an toàn, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo quản bài thi tự luận được bố trí gần nhau; bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm hoặc được lưu trữ tại phòng chứa bài thi riêng biệt, tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị.

Thứ hai: Về điều kiện đối với phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa bài thi

Theo đó, phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khóa và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa, thanh tra và công an.

Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi do lãnh đạo các Ban Chấm thi giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi tự luận do thư ký Hội đồng thi làm nhiệm vụ tại Ban Chấm thi tự luận giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi trắc nghiệm do Tổ trưởng Tổ thư ký Ban Chấm thi trắc nghiệm giữ.

Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, phòng chấm bài thi tự luận, nơi thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký Hội đồng thi và Tổ Thư ký Ban Chấm thi tại khu vực chấm thi phải có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày; có công an bảo vệ, giám sát liên tục 24 giờ/ngày. Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải có sự chứng kiến của công an, thanh tra và ghi nhật ký đầy đủ.

Thứ ba: Những điều không được làm khi chấm thi

Tuyệt đối không được mang các phương tiện thu phát thông tin, sao chép tài liệu, giấy tờ riêng, bút xóa, bút chì và các loại bút không nằm trong quy định của các Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.

Như vậy, địa điểm phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng phải bảo đảm các điều kiện như đối với khu vực cấm thi như đã đề cập ở trên.

>>>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Phúc khảo có bị hạ (tụt) điểm không?

Các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 với nhiều mục đích khác nhau. Có thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp tốt nghiệp; để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và cũng có thi sinh dự thi vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Khi điểm số cao thì cơ hội đỗ tốt nghiệp cũng như cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng cũng sẽ cao hơn. Do đó, khi nhận được điểm thi thấp hơn so với dự tính dẫn đến nguy cơ trượt tốt nghiệp hoặc trượt đại học, cao đẳng thì các thí sinh thường nghĩ đến việc phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Khi tiến hành phúc khảo, điểm thi của thí sinh có thể thay đổi theo chiều hướng tăng lên, giảm đi hoặc được giữ nguyên. Nếu điểm thi sau phúc khảo tăng lên thì đó là điểu tốt. Nhưng nếu điểm thi bị giảm đi thì sẽ ảnh hưởng đến việc xét tốt nghiệp cũng như việc xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng của thí sinh. Chính điều này khiến cho nhiều thí sinh lăn tăn không biết có nên phúc khảo hay không.

Tuy nhiên, sau phúc khảo điểm thi có bị giảm đi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với việc chấm phúc khảo điểm bài thi tự luận thì điểm phúc khảo sẽ phụ thuộc vào cán bộ chấm thi phúc khảo. Cụ thể:

– Nếu kết quả chấm thi của cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo;

– Nếu kết quả chấm của hai cán bộ chấm thi chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận tổ chức cho cán bộ chấm thi chấm phúc khảo thứ ba chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác;

– Nếu kết quả chấm của hai trong ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo. Nếu kết quả chấm của cả ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận;

– Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm. Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm thi chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực phải báo cáo Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận để xử lý theo quy định.

Từ nhiều năm nay hầu hết các bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia đều được tổ chức thi theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan, trừ môn Ngữ văn là thi theo hình thức tự luận. Còn các môn khác, bao gồm: Toán, Ngoại ngữ, Tổ hợp KHXH, Tổ hợp KHTN đều thi dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Do đó, công tác chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm được dò quét bằng máy. Điều này cũng có nghĩa là việc chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm sẽ không phụ thuộc vào số điểm mà cán bộ chấm phúc khảo đưa ra mà sẽ phụ thuộc vào số lượng câu trả lời đúng của thí sinh tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

Trên đây là nội dung bài viết Phúc khảo có bị hạ (tụt) điểm hay không? mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi