Phúc đáp là gì?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Phi |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 5650 Lượt xem
4.9/5 - (12 bình chọn)

Phúc đáp – cụm từ mà chúng ta hay gặp trong các văn bản trả lời của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy Phúc đáp là gì? Để giúp quý độc giả nắm rõ hơn về phúc đáp cũng như những nội dung có liên quan, chúng tôi xin gửi tới Quý độc giả những thông tin qua bài viết sau đây:

Phúc đáp là gì?

Phúc đáp là việc trả lời bằng thư từ, công văn một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Từ Phúc đáp thường được đi kèm trong các công văn trả lời: Công văn phúc đáp.

Công văn phúc đáp là gì?

Công văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời (phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể làm công văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn yêu cầu, Công văn yêu cầu, …)

Nói cách khác công văn phúc đáp là công văn dùng để trả lời về những vấn đề mà cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu thuộc thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Đặc điểm của công văn phúc đáp

Bên cạnh phúc đáp là gì sẽ là những đặc điểm của công văn phúc đáp:

Thứ nhất: Công văn phúc đáp không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự, thủ tục ban hành đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những trường hợp giải quyết các công việc khẩn cấp.

Thứ hai: Công văn phúc đáp có nhiều loại khác nhau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật,… phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của các chủ thể ban hành.

Thứ ba: Công văn phúc đáp không bắt buộc là đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ban hành mà có thể do các cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó.

Thứ tư: Trong công văn phúc đáp không có hiệu lực thi hành nên công văn chấm dứt hiệu lực khi các chủ thể thực hiện xong, giải quyết xong các công việc trên thực tế.

Thứ năm: Công văn phúc đáp không được áp dụng rộng rãi phổ biến mà chỉ được áp dụng cho chủ thể đó, công việc đó. Nhất là đối với công văn hướng dẫn, nếu có sự việc tương tự, muốn được giải quyết vẫn phải xin hướng dẫn từ đầu.

Phạm vi của công văn phúc đáp?

– Công văn phúc đáp  không phải là một văn bản quy phạm pháp luật nên công văn phúc đáp không có hiệu lực đối với tất mọi người, tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn phúc đáp chỉ có giá trị hiệu lực, giá trị áp dụng đối với cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận công văn phúc đáp.

– Các chủ thể đó có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu, nội dung của công văn phúc đáp và trả lời cho chủ thể ban hành công văn phúc đáp về việc đã nhận được công văn phúc đáp hoặc nội dung yêu cầu của công văn phúc đáp nếu là công văn yêu cầu, đề nghị, xin ý kiến hoặc kết quả của việc thực hiện công văn đó.

– Công văn phúc đáp là loại văn bản không có ghi rõ thời hạn hiệu lực, thời điểm hết hiệu lực của văn bản giống như văn bản hành chính thông thường. Thời điểm hết hiệu lực của công văn là khi nội dung công việc, sự kiện trong công văn đã kết thúc hoặc có công văn mới thay thế.

Công văn phúc đáp có vai trò gì?

Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy rằng Công văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công văn phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Đặc biệt hơn nữa, trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn phúc đáp nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

Một công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

– Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;

– Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;

– Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;

– Tuân thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung công văn.

Phương pháp soạn thảo công văn phúc đáp?

Công văn phúc đáp:

– Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…

– Nội dung:

+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời những thắc mắc.

+ Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là không đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).

– Kết thúc: nhận được công văn này, còn điểm nào chưa rõ đề nghị quý… cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.

Trên đây là nội dung bài viết phúc đáp là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

4.9/5 - (12 bình chọn)