Phong tục là gì?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2598 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Cùng với sự hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, chúng ta được tiếp cận với nền văn hóa muôn màu sắc của các châu lực, các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh này, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa cội nguồn của mỗi dân tộc có một vị trí đặc biệt quan trọng. Phong tục là một phần của văn hóa dân tộc, nó gắn bó sâu sắc với mọi lớp người, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hãy cùng Chúng tôi đi tìm hiểu về khái niệm “Phong tục là gì?” để có thể tìm hiểu sâu về vấn đề này.

Phong tục là gì?

“Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. “Phong tục” được hiểu là thói quen sinh hoạt hoặc cách sống lâu ngày đã dần ăn sâu vào đời sống xã hội hay toàn bộ hoạt động sống của con người được hình thành từ lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội, chúng có tính ổn định và được người đời lưu truyền từ thế hệ này sang thế khác, đồng thời cũng được mọi người thừa nhận và tuân theo một cách tự giác.

Một vài phong tục đặc sắc của người Việt Nam

Thứ nhất: Phong tục thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ là một việc không thể thiêu trong phong tục của người Việt nam. Việc này xuất phát từ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của con cháu đối với những người đã có công sinh thành, dưỡng dục. Tùy theo hoàn cảnh gia đình, tính chất và quy mô của các lễ, đồ lễ thường có trầu cau, rượu, hoa quả, xôi chè, oản chuối, vàng hương và nước lạnh, cỗ mặn.

Người Việt Nam luôn luôn tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên, ông bà. Để thể hiện sự thành kính của con cháu với tổ tiên, người Việt Nam còn có truyền thống xây dựng và bảo vệ gia phả của dòng họ mình như một báu vật.

Thứ hai: Phong tục tín ngưỡng tại các đền phủ

Trong phong tục của người Việt các đình, đền, miếu, phủ thường thờ phụng thần linh, thành hoàng, thánh mẫu. Các nơi thờ tự này là biểu hiện một tập tục văn hóa truyền thống thể hiện sự kính trọng nhớ ơn các vị tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc lịch sử.

Một ví dụ điển hình cho phong tục tín ngưỡng này chính là thờ đức thánh Trần: Đền Kiếp Bạc ở làng Vạn Yên, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là nơi thờ Trần Hưng Đạo, hay còn gọi là đức Thánh Trần. Trần Hưng Đạo là danh tướng xuất sắc của nước ta suốt hai ngàn năm nay. Ông đã để lại nhiều chiến công hiển hách và được phong tước Vương nên gọi là Hưng Đạo Vương.

Thứ ba: Phong tục làm bánh su sê hay bánh phu thê trong lễ cưới hỏi

Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn hình tròn, bọc bằng hai khuôn hình vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm. Sở dĩ gọi là bánh phu thê vì đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tròn, trong trắng, mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tròn đất vuông) có âm dương ngũ hành: ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc lại bằng một sợi dây hồng.

Ngoài ra, đất nước Việt Nam ta còn rất nhiều phong tục đặc sắc khác, như: Phong tục thực hiện các nghi lễ theo lễ tiết trong năm: Tết Nguyên Đán, Tết ông Táo, …

Những ảnh hưởng tích cực của phong tục đối với việc xây dựng, áp dụng thực hiện pháp luật

Làng xã Việt Nam với những đặc trưng của nó sẽ là điểm quan trọng trong chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền cho đến tận ngày hôm nay. Nước ta vẫn là nước nông nghiệp, phần lớn dân cư nước ta sống ở các làng xã. Việc xây dựng, áp dụng và thực hiện pháp luật chỉ có thể thực hiện được thông qua con người. Làng xã là đơn vị hành chính cơ sở, là nơi diễn ra sự tác động của pháp luật vào đại bộ phận dân cư nước ta. Vì vậy, chiến lượ xây dựng, áp dụng pháp luật phải bắt đầu tư làng xã, dựa vào những yếu tố tích cực của phong tục, phát huy triệt để những thế mạnh của phong tục. Tính chất khép kín của làng xã Việt Nam với những phong tục vừa mang bản sắc chung, vừa mang sắc thái riêng, tạo ra bước thuận lợi cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới.

Yếu tố thuận lợi ở đây là moi trường tự quản đã xuất hiện và tồn tại trong làng xã Việt Nam. Thật vậy, trong nhiều thế kỷ, quan hệ của nhà nước với làng xã chỉ tập trung ở hai nghĩa vụ: bảo đảm đóng đủ sưu thuế và cung cấp đủ quân điều. Các vấn đề còn lại là do làng xã tự định liệu. Nhà nước pháp quyền kiểu mới của ta là nhà nước khuyến khích cao độ chế độ tự quản của công dân, của các cơ quan hành chính địa phương.

Nhìn nhận một cách tổng quát nhất thì các phông tục đã góp phần tạo nên nhieuf truyền thống cao đẹp, nhiều nếp sống tốt đẹp cho xã hội và con người Việt Nam. Trong số đó nổi lên những truyền thống, nếp sống sau đây:

– Nuôi dưỡng tinh thần bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh, tinh thần độc lập, tự chủ, tự quyết của cộng đồng người Việt Nam mà không có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào ai.

– Xây dựng nên nếp sống dân chủ trong bàn bạc và quyết định mọi công việc của làng xã.

– Vun đắp cho sự đoàn kết, keo sơn trong nội bộ gia đình, trong nội bộ làng xóm và cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung, của quá trình xây dựng, áp dụng pháp luật nói riêng.

– Động viên mọi người luôn vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mỹ, cái đẹp của nhân cách, biết ăn ở, xử sự một cách thanh lịch, cố gắng xa lánh, bài trừ dần những điều thô kệch, hủ lậu trong phong cách sống, rèn luyện nếp sống thật thà, tuân thủ theo hiếp pháp và pháp luật của người dân Việt Nam.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Phong tục là gì?” và một số vấn đề liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn!

5/5 - (5 bình chọn)