• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 13632 Lượt xem

Phó từ là gì?

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Các phó từ phổ biến được sử dụng là: vẫn, chưa, rất, thật, lắm,…

Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ phong phú, tinh tế và mang nhiều sắc thái biểu cảm. Phó từ là một từ loại quan trọng nhưng nhiều bạn đọc, đặc biệt các em học sinh dễ nhầm lẫn khi xác định Phó từ.

Phó từ là gì cũng như các loại phó từ thường gặp ra sao? Mời bạn đọc quan tâm đón đọc bài viết của chúng tôi để có câu trả lời.

Phó từ là gì?

Hiện nay theo quy định tại Sách Giáo Khoa Văn lớp 6 đã giải đáp rất rõ ràng về Phó từ là gì. Cụ thể: “ Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ”.

Thông thường phó từ phổ biến được sử dụng nhiều là: Vẫn, chưa, rất, thật, lắm, … Ví dụ:

+ Cô ấy học rất giỏi.

Phó từ rất bổ sung cho tính từ giỏi để bộc lộ sự khen ngợi về cá nhân học tốt.

+ Mẹ rất yêu con.

Phó từ rất đi kèm yêu thể hiện mức độ tình cảm của mẹ dành cho con.

+ Minh thật quá đáng!

Phó từ thật đi kèm tính từ quá đáng bổ sung cho tính từ.

Có thể thấy phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chất như danh từ, động tự, tính từ. Vì vậy phó từ là một loại hư từ, còn danh từ động từ, tính từ là những thực từ. Phó từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ mà không đi kèm với danh từ. Ví dụ như khi nói chuyện hoặc trong văn chương thì các phó từ đi kèm động từ, tính từ như: đang học bài, rất ngoan, rất hiểu biết, sẽ tiến bộ, luôn luôn cố gắng, …chứ không ai nói hay viết đang bút, sẽ nhà, rất chổi,…

Các loại phó từ

Phó từ gồm hai loại lớn : Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ tính từ.

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung một ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như:

+ Quan hệ thời gian. Các loại phó từ như đã, đang, sắp, đương, từng.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây ,cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn , mướp đương hoa”

(Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến).

Phó từ “đã” chỉ quan hệ thời gian về rất lâu mới có khách đến nhà tác giả.

Phó từ “đương” bổ sung cho tính từ hoa chỉ quan hệ thời gian bổ sung ý nghĩa cho quả mướp chưa đến vụ thu hoạch

+ Mức độ: các phó từ chỉ mức độ thường được sử dụng như rất, hơi, khá,…

Cô ấy học toán khá tốt.

Mẹ em nấu sườn xào chua ngọt rất ngon.

+ Các phó từ chỉ Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, lại, đều…

Bọn tớ quan điểm cũng như An.

Vẫn phải học bài Toán này.

+ Phó từ chỉ sự phủ định như không, chưa,..

Mai không học bài nên bị cô giáo phạt.

Tối nhưng mẹ chưa về.

+ Phó từ chỉ sự cầu khiến hãy, đừng, chớ…

An hãy học Văn đi!

Đừng làm ồn, bà đang ngủ.

– Thứ hai là phó từ đứng sau động từ tính từ thường bổ sung một số ý nghĩa như:

+ Bổ sung về mức độ. Một số phó từ đứng sau bổ sung mức độ cho động từ, tính từ như lắm, quá, cực kì…

Minh Anh thi làm bài tốt lắm.

Bông hoa này đẹp quá.

Thu hát hay cực kì.

+ Phó từ chỉ khả năng:

Ăn được, ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.”

+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ chỉ kết quả và hướng

Con chó chạy mất rồi.

Con chim sổ lồng bay mất.

Phân biệt phó từ và trợ từ

Bên cạnh việc tìm hiểu phó từ là gì thì nhiều bạn đọc do chưa nắm được nội dung nên nhầm lẫn giữa trợ từ và phó từ. Hãy tìm hiểu sự khác nhau giữa trợ từ và phó từ qua nội dung chúng tôi phân biệt:

Tiêu chíPhó từTrợ từ
Khái niệmPhó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từTrợ từ là những từ thường được đi kèm với các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị một thái độ của sự vật hoặc hiện tượng trong quá trình nói hoặc viết. Ví dụ như một số trợ từ thường gặp: những, có, đích, chính, ngay,….

 

Về ngữ phápPhó từ thường đi với từ chính (trung tâm), đứng gần có thể là trước hoặc sau từ trung tâm.Trợ từ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Trợ từ không ảnh hưởng trực tiếp đến từ chính trong câu và có thể bị lược bỏ không làm ảnh hưởng đến kết cấu ngữ pháp.
Về ngữ nghĩaPhó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ về thời gian, sự tiếp diễn, mức độ,…Trợ từ giúp câu có sắc thái ý nghĩa. Trợ từ có tác dụng biểu lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của người nói một cách hiệu quả.

Hy vọng với nội dung giải đáp của chúng tôi xoay quanh Phó từ là gì sẽ hữu ích với bạn đọc quan tâm theo dõi. Trường hợp quý độc giả thắc mắc vấn đề trên có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh 2023

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh được thành lập ngày 9 tháng 9 năm 1982, là một là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Công Thương, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp độ chuyên đào tạo về các nhóm ngành kỹ thuật, có thế mạnh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực...

Các trường cao đẳng lấy điểm thấp ở TPHCM

Khi đã lựa chọn đúng ngành nghề thì việc học sẽ dễ dàng hơn cho bạn từ đó sau khi bạn đã có kiến thức cho mình bạn sẽ tìm được cho mình công việc phù, theo đó việc chọn trường và ngành học có vai trò rất quan...

Mẫu bản kiểm điểm không làm bài tập

Bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà thường được viết sau những lần học sinh vi phạm nội quy không làm bài tập về nhà; hoặc cũng có thể được viết sau khi kết thúc một tuần học hoặc một kỳ...

Bằng cử nhân có phải là bằng đại học không?

Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương theo Điều 38 Luật giáo dục đại học...

Thời gian xác nhận nhập học đại học 2022

Dự kiến thời gian nhập học Đại học trên cả nước năm 2022-2023 sẽ diễn ra sau ngày 30/9/2022, thời gian nhập học cụ thể sẽ do từng trường Đại học quyết định theo kế hoạch của nhà...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi