Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Phát triển giáo dục là sự nghiệp của?
  • Thứ tư, 22/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2050 Lượt xem

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của?

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân vì vậy cần đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

Câu hỏi:

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của?

A. Nhà nước và của toàn dân.

B. Đảng và Nhà nước.

C. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

D. Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đáp án đúng A.

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân vì vậy cần đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực quan trong thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phát triển theo phương hướng sau:

– Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

Đây là đòi hỏi khách quan của đất nước. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

– Mở rộng quy mô giáo dục

Trên cơ sở  chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước mở rộng quy mô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

– Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Nhà nước huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.

– Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

Đây là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.

– Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân, vì vậy cần đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.

– Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến cảu thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.

Thực hiện những phương hướng cơ bản trên sẽ góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi