Phát biểu nào sau đây là sai

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3233 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.

C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

D. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Đáp án đúng C.

Phát biểu sai là Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

Lý giải việc chọn đáp án C là do:

Trong hoá học hữu cơ thường xảy ra một hiện tượng rất phổ biến, là hiện tượng nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng đồng chung một công thức phân tử, ta gọi đó là hiện tượng đồng phân.

Định nghĩa

Hiện tượng nhiều hợp chất hữu cơ có tính chất khác nhau do cấu trúc hoá học khác nhau nhưng có chung một công thức phân tử được gọi là hiện tượng đồng phân.

– Các chất đồng phân là các chất có chung một công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo khác nhau.

Thí dụ: rượu etylic và ete oxit dimetil là hai chất đồng phân cùng có công thức phân tử C2H6O, nhưng công thức cấu tạo của rượu là CH3-CH2-OH còn của dimetyl ete là CH3-O-CH3

Phân loại đồng phân phẳng

Nếu ta chỉ biểu diễn công thức cấu tạo trong mặt phẳng, ta có thể phân biệt hai loại đồng phân phẳng:

– b1. Đồng phân do vị trí: Các chất đồng phân do vị trí có cùng một loại nhóm chức, cùng một dạng mạch cacbon chúng chỉ khác nhau về vị trí của nhóm chức trong mạch cacbon

– b2. Đồng phân do cấu tạo: Các chất đồng phân do cấu tạo có dạng mạch cacbon khác nhau, nhóm chức khác nhau hay khác nhau cả hai yếu tố.

Hiện tượng nhiều hợp chất hữu cơ có cấu tạo hoá học tương tự nhau nên tính chất tương tự nhau, chúng chỉ khác nhau trong thành phần cấu tạo bởi một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng đồng đẳng. Các chất hữu cơ có cấu tạo như thế được gọi là các chất đồng đẳng và chúng hợp thành một dãy đồng đẳng.

Tổng kết: Qua hiện tượng đồng phân và đồng đẳng ta thấy ngay rằng:

 – Các chất đồng phân dù có chung một công thức phân tử nhưng cấu trúc hoá học khác nhau nên tính chất khác nhau, còn các chất đồng đẳng thì không cùng một công thức phân tử nhưng cấu trúc hóa học tương tự nhau nên tính chất tương tự nhau.

Vậy: Cấu trúc hoá học mới là yếu tố cơ bản quyết định tính chất của một hợp chất hữu cơ

Chú ý: Các chất đồng phân có chung một công thức phân tử  tất nhiên có chung một khối lượng phân tử, nhưng các hợp chất có khối lượng phân tử bằng nhau thì không hẳn là các chất đồng phân.

Thí dụ: N2, C2H4, CO cùng có khối lượng phân tử là 28 nhưng không phải là đồng phân.

C3H6O2, C4H10O, và C2H2O3 đều có khối lượng phân tử = 74 nhưng không phải đồng phân.

5/5 - (6 bình chọn)