Pháp luật là gì?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 19/08/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1154 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong cuộc sống hiện nay, pháp luật bao trùm và điều chỉnh lên mọi lĩnh vực của đời sống và pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội. Pháp luật không quá xa lạ đối với mỗi người, tuy nhiên để giúp quý độc giả nắm rõ được pháp luật là gì? TBT Việt Nam xin cung cấp những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây:

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc chung phải và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, giữ gìn ổn định, trật tư, an toàn xã hội.

– Bản chất của pháp luật

+ Pháp luật mang tính giai cấp: Pháp luật là sự thể hiện ý chí cùa giai cấp thống trị được nâng lên thành luật, nội dung của ý chí đó của giai cấp thống trị. Bởi giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách hiệu quả nhất là biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước. Pháp luật là sự thể chế hóa nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chính sách, đường lối chính trị của lực lượng cầm quyền

+ Pháp luật mang tính xã hội: kết cấu xã hội gồm nhiều giai cấp và trong đời sống cộng đồng, do đòi hỏi giao tiếp hình thành nhiều thói quen thể hiện ý chí chung, và thói quen đó được sự chấp thuận và tuân thủ tự giác. Từ đó được Nhà nước thừa nhận quy định làm pháp luật. Ngoài ra, pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập, củng cố, bảo vệ trật tự chung của toàn xã hội.

– Đặc điểm của pháp luật:

+ Pháp luật có tính quyền lực nhà nước vì pháp luật được hình thành trên con đường Nhà nước, được Nhà nước đặt ra, thừa nhận và đảm bảo thực hiện

+ Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là tiêu chuẩn để giới hạn và đánh giá hành vi con người và mang tính bắt buộc chung.

+ Pháp luật có tính hệ thống: các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập mà liên hệ nội tại, tạo tính thống nhất của một chỉnh thể pháp luật.

+ Pháp luật có tính xác định về hình thức: thường được quy định chặt chẽ về mặt hình thể hiện ở dạng là văn bản

+ Pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước, của giai cấp cầm quyền…

Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Bên cạnh việc giải đáp pháp luật là gì Quý vị cũng cần nắm được những vai trò của pháp luật trong đời sống. Pháp luật đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, được thể hiện qua các khía cạnh như:

Thứ nhất: Pháp luật góp phần quan trọng vào tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế

– Pháp luật xác định rõ chế độ, thành phần kinh tế, hình thức sở hữu… góp phần sắp xếp cơ cấu, tác động sự tăng trưởng và ổn định.

– Pháp luật thể chế hóa các chính sách kinh tế, điều chỉnh hợp đồng kinh tế…có thể tổ chức quản lý nền kinh tế, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển cân đối…

Thứ hai: Pháp luật là là cơ sở cho việc tổ chức, họat đông và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước: Pháp luật quy định các loại cơ quan nhà nhà nước, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ …cùa từng loại, từng cấp, từng cơ quan.

Thứ ba: Pháp là cơ sở giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xh

Thứ tư: Pháp luật tạo điều kiện thiết lập và phát triền mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác quốc tế

 Thứ năm: Pháp luật còn củng cố và thiết lập nền dân chủ.

Những thông tin chưa được làm rõ qua bài viết pháp luật là gì? Quý vị hãy liên hệ ngay tới TBT Việt Nam chúng tôi để được chia sẻ, giải đáp theo số Tổng đài 1900 6560, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý vị.

5/5 - (5 bình chọn)