Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Phẩm chất chính trị lối sống đạo đức của giáo viên như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11993 Lượt xem

Phẩm chất chính trị lối sống đạo đức của giáo viên như thế nào?

Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí, , phong cách của con người hãy rọng hơn là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Như vậy có thể hiểu phẩm chất của người lãnh đạo không chỉ là những đặc trưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông qua hoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác của con người.

Phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ giáo viên. Tuy nhiên hiện nay, có một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thực sự hiểu Phẩm chất chính trị lối sống đạo đức của giáo viên như thế nào để thực hiện cho đúng.

Để giúp quý độc giả hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết Phẩm chất chính trị lối sống đạo đức của giáo viên như thế nào? dưới đây:

Phẩm chất là gì?

Phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động, đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý, định nghĩa này được hiểu theo nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí, , phong cách của con người hãy rọng hơn là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Như vậy có thể hiểu phẩm chất của người lãnh đạo không chỉ là những đặc trưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông qua hoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác của con người.

Phẩm chất chính trị lối sống đạo đức của giáo viên

Để đánh giá được phẩm chất chính trị lối sống đạo đức của giáo viên như thế nào?, chúng ta cần dựa vào các tiêu chí cụ thể, mời quý vị tham khảo nội dung sau đây của chúng tôi để nắm rõ vấn đề này:

Các tiêu chí đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống sẽ là cơ sở căn bản nhất để giáo viên tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Ngoài ra đây cũng là các tiêu chí để các cơ sở giáo dục đánh giá năng lực của giáo viên nhằm mục đích bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Bốn tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống bao gồm:

– Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

– Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.

– Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đối với làm. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

– Có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn; Thực sự tiên phong, gương mẫu, có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

Tiêu chí riêng đánh giá phẩm chất của giáo viên mầm non mầm non

– Đối với tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức nhà giáo:

Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

– Đối với tiêu chuẩn phẩm chất phong cách làm việc:

Mức đạt: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non;

Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em;

Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

Tiêu chí riêng đánh giá phẩm chất giáo viên phổ thông

Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

– Đối với tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức nhà giáo

Mức đạt: Giáo viên cần thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

– Đối với tiêu chuẩn phẩm chất phong cách nhà giáo

Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;

Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;

Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

Tiêu chí riêng đánh giá phẩm chất hiệu trưởng

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

– Đối với tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

Mức đạt: Giáo viên thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;

Mức khá: Giáo viên chỉ đạo phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;

Mức tốt: Nhà giáo có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Đối với phẩm chất tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

Mức đạt: có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh;

Mức khá: lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường;

Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về vấn đề Phẩm chất chính trị lối sống đạo đức của giáo viên như thế nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề pháp lý, mong quý độc giả đặt câu hỏi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp thắc mắc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi