PC05 là phòng gì?
PC05 là phòng gì? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong nội dung bài viết này.
Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về PC05 và vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát môi trường, chúng tôi thực hiện bài viết với tiêu đề PC05 là phòng gì? Mời Quý vị tham khảo:
PC05 là phòng gì?
PC05 là Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Phòng Cảnh sát môi trường), đây là một lực lượng của Cảnh sát môi trường, là một trong các phòng thuộc cơ quan công an tỉnh.
Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XIX và Điều 193, 194, 195, 227, 228, 229, 232, 233, 234, 315 và 317 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đối với các tội phạm này.
Vị trí, chức năng, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát môi trường
Thứ nhất: Vị trí, chức năng của Cảnh sát môi trường
Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thuộc Công an nhân dân thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường; chủ động, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014.
Thứ hai: Tổ chức của Cảnh sát môi trường
Tổ chức của Cảnh sát môi trường theo Điều 8 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 gồm:
– Cục thuộc Bộ Công an;
– Phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Đội thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
Thứ ba: Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát môi trường
Trong phạm vi chức năng, Cảnh sát môi trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1/ Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
2/ Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
3/ Tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;
4/ Tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật;
5/ Tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của luật.
Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
6/ Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
7/ Trong trường hợp cần thiết, cấp bách được quyền huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
8/ Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của luật; sử dụng thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
9/ Thu giữ mẫu vật, tài liệu, vật chứng liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính để kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định, giám định;
10/ Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của luật;
11/ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo quy định của Chính phủ;
12/ Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
13/ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Một số phòng khác trong cơ quan công an tỉnh
PC04 là phòng gì?
PC04 là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
PC06 là phòng gì?
PC06 là Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội.
PC02 là phòng gì?
PC02 là Phòng Cảnh sát hình sự.
PX03 là phòng gì?
PX03 là Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị.
PC10 là phòng gì?
PC10 là Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
PC01 là phòng gì?
PC01 là Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, chắc hẳn, Quý vị đã hiểu hơn về PC05 là phòng gì?, cũng như ký hiệu của các phòng trong cơ quan công an tỉnh. Trường hợp còn thắc mắc liên quan, Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn là sự kiện được tổ chức mỗi 5 năm một lần, là nơi quyết định chính sách, phương hướng, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và Ban Kiểm tra Trung ương...

Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ công ty xây dựng là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài...

Cap là gì? Cap viết tắt của từ gì?
Cap là từ viết tắt của từ Caption, có nghĩa là ghi chú, phụ đề hay chú thích, "Cap" có thể là từ viết tắt của nhiều khái niệm khác nhau, tùy vào ngữ cảnh sử...

Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng là gì?
Trào lưu triết học ánh sáng đã có tác động rất lớn đến giá trị và tư tưởng của chúng ta ngày nay. Nó đã đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội hiện đại, khuyến khích sự phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, và ảnh hưởng đến phong cách chính trị và xã...
Xem thêm