Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 12822 Lượt xem
5/5 - (8 bình chọn)

Câu hỏi: Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu

A. Nước

B. Pha sáng

C. Pha tối

D. Chu trình Cavin

Đáp án đúng A.

Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ nước, bởi Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Từ nguyên liệu CO2, H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời → (CH2O) + O2 nên Oxi được giải phóng ra từ pha sáng, nhờ quá trình phân li nước.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

– Quang hợp là tổng hợp quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất. Quang hợp trong thực vật thường liên quan đến chất tố diệp lục màu xanh lá cây và tạo ra oxy như một sản phẩm phụ.

Quang hợp là một quá trình tổng hợp lại các chất hữu cơ của các loại thực vật. Một số vi khuẩn và tảo nhờ hấp thụ ánh sáng từ năng lượng của mặt trời. Để thực vật có thể quang hợp được thì phải có chất diệp lục có trong lục lạp.

Nhưng có một số vi khuẩn không sử dụng chất diệp lục để quang hợp, mà lại sử dụng một số loại sắc tố khác có tên là bacterochlorophylis. Vậy quang hợp là gì, đây là một quá trình hấp thụ ánh sáng của chất diệp lục có trong lá cây để giải phóng oxy và nước, tổng hợp carbohydrat.

Quá trình quang hợp đóng một vai trò rất quan trọng đối với đời sống của các loại sinh vật trên trái đất. Điều đặc biệt nhất là quá trình quang hợp của cây xanh để tạo ra khí Oxy – là sự sống của tất cả các loại sinh vật.

Quang hợp cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới; cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con ngưởi; điều hòa thành phần khí trong sinh quyển.

Lá xanh là cơ quan quang hợp. Lục lạp là bào quan quang hợp, chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carôtenôit phân bố trong màng tilacôit. Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Sau đó, năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.

5/5 - (8 bình chọn)