Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Nói xấu giáo viên có bị đuổi học không?
  • Thứ ba, 31/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2131 Lượt xem

Nói xấu giáo viên có bị đuổi học không?

Nói xấu giáo viên có bị đuổi học không? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng vội bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết.

Nói xấu người khác xảy ra trong nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Trong môi trường giáo dục, cụ thể là giữa các bạn học sinh với nhau, xảy ra hiện tượng nói xấu giáo viên khá phổ biến. Do sự phổ biến của mạng xã hội, thậm chí những câu chuyện nói xấu này còn lan rộng ra và có nhiều ảnh hưởng đối với giáo viên, nhà trường. Vậy nói xấu giáo viên có bị đuổi học không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!

Điều 37 Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học Phổ thông và Trường Phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi nói xấu giáo viên có thể được xác định là hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của giáo viên, là một trong những hành vi học sinh không được làm. Theo khoản 2 Điều 38 Điều lệ này, học sinh có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức:

– Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

– Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

– Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư 8 năm 1988 của Bộ Giáo dục Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông có quy định cụ thể 5 hình thức kỷ luật học sinh (mục III), theo đó, nói xấu giáo viên tùy mức độ có thể bị xử lý khác nhau. Trong đó có thể bị:

– Đuổi học một tuần lễ

+ Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường, nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trộm cắp, trấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác…; hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỷ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi.

+ Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục.

+ Trong thời gian một tuần bị đuổi học, học sinh phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.

+ Nếu trong thời gian bị đuổi học một tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học một năm

+ Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học.

– Đuổi học một năm

+ Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỷ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học một tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác.

+ Sau khi thi hành kỷ luật đuổi học một năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý là Phòng Giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở Giáo dục (đối với học sinh THPT) để biết và theo dõi.

+ Những học sinh sau một năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn…) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc giáo dục con mình.

– Ngoài hình thức kỷ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở… 

Ngoài việc bị xử lý kỷ luật, tùy vào mức độ hành vi nói xấu, học sinh nói xấu còn có thể bị xem xét các trách nhiệm về dân sự, hành chính, hình sự theo quy định pháp luật.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về nói xấu giáo viên có bị đuổi học không? Quý độc giả có những băn khoăn liên quan đến nội dung bài viết có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi