Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • Tác giả: Nguyễn Nam |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 3537 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Nội lực là lực phát sinh từ bên trong trái đất. Vậy Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây? là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.

Câu hỏi:

Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A.Động đất, núi lửa.

B.Sóng thần, xoáy nước.

C.Lũ lụt, sạt lở đất.

D.Phong hóa, xâm thực.

Đáp án đúng A.

Nội lực tạo ra hiện tượng động đất, núi lửa do nội lực nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:

Vật chất trong lòng Trái Đất luôn luôn hoạt động do năng lượng bên trong của Trái Đất. Những hoạt động như thế gọi là nội lực, làm cho cấu tạo của Trái Đất thay đổi và bề mặt của thạch quyển cũng thay đổi theo.

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học…

Nội lực là lực sinh ra bên trong Trái đất có tác động nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặtt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất. Kết quả của nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.

Hoạt động nội lực biểu hiện qua các vận động gọi là kiến tạo, vì có tác động tạo nên địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Những vận động phát sinh từ sâu trong lòng Trái Đất là những vận động nội sinh, chủ yếu là vận động dâng lên của vật chất nhẹ và lắng xuống của vật chất nặng, nghĩa là phân biệt vật chất thành lớp theo tỉ trọng.

Ở những nơi mà vật chất nhẹ dâng lên thì mặt đất được nâng lên và mặt đất hạ xuống ở những nơi mà vật chất nặng lắng xuống. Liên quan với các vận động nâng lên hạ xuống này là những hiện tượng mắcma dâng lên trong vỏ Trái Đất hay phun ra mặt đất tạo thành núi lửa.

Các vận động nâng lên và hạ xuống đã sinh ra lục địa và hải dương nên gọi là vận động tạo lục. Mặt đất được nâng lên thì có những phần đáy biển cạn đi, diện tích lục địa mở rộng thêm mà diện tích hải dương thì hẹp bớt, đó là hiện tượng biển thoái.

5/5 - (5 bình chọn)