Nơi hẹp nhất theo chiều Tây – Đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 6467 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Câu hỏi:

Nơi hẹp nhất theo chiều Tây – Đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?

A. Quảng Ngãi

B. Quảng Nam

C. Quảng Trị

D. Quảng Bình

Đáp án đúng D.

Nơi hẹp nhất theo chiều Tây – Đông của nước ta thuộc tỉnh Quảng Bình với chưa đầy 50km, phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Nước ta có vị trí nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, là cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo, có vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển. Trong đó:

1/ Phần đất liền

– Kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến.

– Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình, chưa đầy 50km.

– Có đường bờ biển cong hình chữ S 3260km

– Biên giới :4500km

2/ Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam

– Có hai quần đảo lớn là

+ Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).

+ Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)

Ý nghĩa

– Đối với tự nhiên: Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa phong phú. Tuy nhiên cũng xảy ra nhiều thiên tai…

– Đối với hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Giao thông vận tải phát triển như: đường không, đường thuỷ

+ Công – nông nghiệp: điều kiện tự nhiên như khí hậu đất đai, nguồn nước rất thuận lợi giúp cho nông công nghiệp phát triển.

3/ Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

Diện tích, giới hạn

– Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông- đây là một vùng biển kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á.

– Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2.

– Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

– Chế độ triều: Vùng biển ven bờ có nhiều chế độ triều khác nhau.

– Độ muối trung bình của Biển Đông là 30-33%.

5/5 - (6 bình chọn)