Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

  • Tác giả: Nguyễn Nam |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4634 Lượt xem
4.7/5 - (12 bình chọn)

Câu hỏi:

Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A.Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện

B.Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

C.Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế

D.Công dân bình đẳng về quyền bầu cử

Đáp án đúng A.

Nội dung dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Giải thích việc chọn đáp án đúng là A do:

Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

– Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

+ Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu,…

+ Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ như nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,… theo quy định của pháp luật.

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

– Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

+ Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật..

+ Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật).

+ Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

4.7/5 - (12 bình chọn)