Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Có bao nhiêu ngành luật? Những khó khăn khi học ngành luật
  • Thứ sáu, 04/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1800 Lượt xem

Có bao nhiêu ngành luật? Những khó khăn khi học ngành luật

Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Luật luôn là một trong những ngành nghề được kính trọng trong xã hội. Không chỉ vì tính chất công việc của ngành nghề ngành luật còn được kính trọng bởi sự khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Những khó khăn khi học ngành luật.

Ngành luật là gì?

Hệ thống pháp luật là tổng thể những quy phạm pháp luật có mối liên hệ và hợp thành một chỉnh thể thống nhất với nhau được phân chia thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được quy định bởi tính chất, nội dung, mục đích và cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Có bao nhiêu ngành luật?

Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật, đó là:

1/ Ngành luật Hiến pháp

Hiến pháp hay được gọi là Luật Nhà nước, đây là Luật gốc của Việt Nam và cũng là ngành luật quan trọng nhất của Việt Nam. Hiến pháp được coi là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của luật Nhà nước và không trái với Hiến pháp.

Những chế định chủ yếu: Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…

Ngành Luật Hiến pháp có một vị trí đặc biệt. Ngành Luật Hiến pháp không chỉ là một ngành luật độc lập mà còn có vị trí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống.

2/ Ngành luật dân sự

Luật dân sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản dưới hình thức hành hoá tiền tệ và một số quan hệ nhân thân dựa trên nguyên tắc: tự định đoạt, bình đẳng quyền khởi tố dân sự và trách nhiệm vật chất của các bên tham gia quan hệ đó.

Nội dung luật dân sự bao gồm các chế định quy định về: quyền sở hữu, hợp đồng dân sự, quyền thừa kế, quyền tác giả, quyết phát minh sáng chế.

3/ Ngành luật tài chính

Luật tài chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Bao gồm các chế định sau: luật ngân sách Nhà nước, chế định thu, chi ngân sách Nhà nước, chế định về tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm thương mại, tín dụng và thanh toán.

Các chế định chủ yếu: Lập và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, quản lý quỹ ngân sách nhà nước…

4/ Ngành luật đất đai

Luật đất đai là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất, mặt khác cũng quy định chế độ quản lý, sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Các chế định chủ yếu: Quản lý nhà nước về đất đai, Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất…

5/ Ngành luật hành chính

Luật hành chính là ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các Quốc hội xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội.

Hệ thống luật hành chính Việt Nam bao gồm hai phần: phần chung và phần riêng.

Nguồn chủ yếu của luật hành chính: Luật tổ chức Chính phủ 2001, Luật khiếu nại 2011, Luật tố cáo 2011, Luật tố tụng hành chính 2010…

6/ Ngành luật lao động

Luật lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Các quy phạm pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động góp phần thúc đẩy sản xuất xã hội.

Các chế định chủ yếu: Chế định hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, tiền lương…

7/ Ngành luật hôn nhân và gia đình

Luật hôn nhân và gia đình là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ:  điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái với mục đích đảm bảo hôn nhân tự do, tiến bộ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ lợi ích của bà mẹ trẻ em, chăm sóc, giáo dục con cái.

Các chế định chủ yếu: Chế định kết hôn, Chế định quan hệ giữa vợ và chồng, Chế định quan hệ giữa cha mẹ và con…

8/ Ngành luật hình sự

Luật hình sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là tội phạm, mục đích hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt và mức độ hình phạt đối với người có hành vi phạm tội.

Những chế định chủ yếu: Chế định tội phạm, Chế định hình phạt, các tội phạm cụ thể…

9/ Ngành luật tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc điều tra, xét xử là kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử những vụ án hình sự.

Các chế định chủ yếu: Chế định nguyên tắc cơ bản, Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, Chế định chứng cứ…

10/ Ngành luật tố tụng dân sự

Luật tố tụng dân sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan xét xử, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình điều tra, xét xử các vụ tranh chấp dân sự. Các quy phạm pháp luật của tố tụng dân sự quy định thẩm quyền, trình tự thủ tục xét xử và những vấn đề khác nhằm giải quyết đúng đắn việc tranh chấp dân sự.

Những chế định chủ yếu: Chế định nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, người tham gia tố tụng, các biện pháp khẩn cấp tạm thời…

11/ Ngành luật kinh tế

Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của các loại doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế, về phá sản doanh nghiệp, về giải quyết các tranh chấp kinh tế.

Những chế định chủ yếu: Chế độ pháp lý về doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác, Chế độ pháp lý về hợp đồng trong kinh doanh, Chế độ pháp lý về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại…

12/ Ngành luật quốc tế

Luật quốc tế là tổng thể các quy phạm pháp luật được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia với nhau nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các nước trong quá trình đấu tranh và hợp tác lẫn nhau. Luật quốc tế bao gồm hai bộ phận: Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.

Công pháp quốc tế (Luật quốc tế) là tập hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về chính trị hoặc các khía cạnh chính trị của quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học – kỹ thuật, văn hoá giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế liên chính phủ, hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Tư pháp quốc tế: là tập hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm quan hệ dân sự (theo nghĩa hẹp), quan hệ kinh doanh, thương mại, quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân và gia đình.

Những lợi ích khi học ngành luật

Lợi ích của việc học ngành luật như sau:

– Kỹ năng viết:

+ Đây là một trong những kỹ năng mà những người học ngành luật tâm đắc nhất sau khi trở thành một cử nhân luật.

+ Những môn học đòi hỏi phải viết lách rất nhiều từ các môn lý luận cho đến các môn thực hành, các môn kỹ năng.

+ Để viết được thì cần có chất liệu – chất liệu lại được khai thác tốt nhất từ việc đọc sách. Nhất cử lưỡng tiện mỗi một bài tập được thực hiện xong sẽ giúp các sinh viên ngành này lại rèn luyện thêm cả kỹ năng đọc sách bên cạnh kỹ năng viết.

– Khả năng lắng nghe:

Vấn đề này sẽ khác với những hình dung phổ biến của nhiều người về ngành luật. Bình thường mọi người đều tin rằng những người học luật, làm luật toàn giỏi nói như nói nhanh, nói nhiều, quyết liệt với các vấn đề.

Tuy nhiên, đó chỉ là phần ngọn trước khi có thể nói giói thì những sinh viên học ngành luật cần biết cách lắng nghe. Lắng nghe khách hàng, lắng nghe ý kiến của nhiều người về một vấn đề, … Nghe để ghi chép, để phân tích vấn đề, để tư duy phản biện.

– Sự công bằng và bản lĩnh trung thực:

Đối với nhiều người, sự công bằng và tính trung thực có thể là tố chất sẵn có. Tuy nhiên, chính môi trường rất điển hình của ngành luật sẽ trở thành lãnh địa cho mọi người càng có thêm niềm tin vào lẽ phải, vào sức mạnh của công lý.

Cuộc sống này vốn luôn có tính phức tạp, trong cuộc sống vẫn có thể luôn bắt gặp những góc khuất mà ánh sáng của lẽ phải và sự công bằng dường như chưa thể soi sáng đến. Do đó, thông qua những bài học trong sách vở, kinh nghiệm của thầy cô và cảm hứng của tất cả những người đi trước, chắc chắn các bạn sẽ không cảm thấy đơn độc trên con đường hoàn thiện sự công bằng và bản lĩnh trung thực, trước hết là cho chính bản thân mình.

Những khó khăn khi học ngành luật

Những khó khăn khi học ngành luật như sau:

Thứ nhất: Học hành sẽ kéo dài cả đời

– Sinh viên ngành luật có thời gian học chương trình đại học 04 năm và để có thể tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp của mình thì sinh viên luật cần học lên các chương trình cao học, thạc sĩ, tiến sĩ, … Do đó, quá trình học luật không chỉ kết thúc trong 04 năm đại học mà còn nhiều hơn thế.

– Bên cạnh đó, hiện nay các Bộ luật, luật, nghị định,… nước ta bao gồm hàng trăm nghìn văn bản pháp lý. Điều đáng nói là, những văn bản đó không hoàn toàn cố định mà sẽ luôn được sửa đổi, bổ sung trong quá trình vận hành để phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của xã hội, đất nước.

Do đó, khi theo đuổi ngành luật thì việc học luật, bổ sung kiến thức luật là việc làm thường xuyên không có điểm kết thúc có thể hết cả cuộc đời.

Thứ hai: Khó theo đuổi nếu không có đam mê

– Bắt đầu tiến hành lựa chọn ngành nghề ở những năm cuối trung học được hướng dẫn định hướng nghề nghiệp rất kỹ lương. Một trong số các tiêu chí để lựa chọn ngành học đó chính là sở thích và đam mê.

– Dù lựa chọn bất cứ ngành nghề nào, muốn gắn bó và thành công cũng cần có những nỗ lực, cố gắng và đam mê. Nếu lựa chọn học luật theo định hướng của gia đình hay chạy theo xu hướng phát triển của xã hội thì rất khó để có thể đi xa và gắn bó lâu dài với ngành nghề này được.

– Ngành luật là ngành học mang những đặc thù về khả năng chuyên môn cao, các tính chất phẩm chất của người hành nghề luật cũng được rèn luyện khắt khe, nghiêm túc. Muốn lựa chọn ngành nghề này phải định hướng con đường học tập cho mình ngay những ngày đầu để không bị choáng ngợp và bở ngỡ.

Thứ ba: Luật là ngành áp lực cao

– Ngành nghề nào cũng có những khó khăn, áp lực nhất định nhưng riêng đối với ngành luật áp lực cạnh tranh trong ngành và cả áp lực bị đào thải cực kỳ cao. Đây cũng được đánh giá là một trong những khó khăn khi học ngành luật mà nhiều người phải dè chừng.

– Những ngành nghề này không chỉ có những áp lực cao về kiến thức chuyên môn mà còn về những áp lực liên quan đến tinh thần khi phải tiếp xúc với rất nhiều tình huống mâu thuẫn, bất mãn, xung đột khác nhau.

Như vậy, Những khó khăn khi học ngành luật đã được Luật Hoàng Phi trình bày ở mục cuối cùng của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số nội dung những điều được tích lũy sau khi học ngành luật. Chúng tôi mong rằng nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi