Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động quy định tại Bộ luật lao động
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2864 Lượt xem

Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động quy định tại Bộ luật lao động

Thanh tra nhà nước về lao động là một bộ phận của thanh tra nhà nước, tổ chức và hoạt động theo Luật Thanh tra, Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác

Khái niệm nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động quy định tại Bộ luật lao động

Căn cứ Điều 237 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

– Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;

– Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;

– Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;

– Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động”.

Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Thanh tra nhà nước về lao động

Bình luận và phân tích nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động quy định tại Bộ luật lao động

Thanh tra nhà nước về lao động là một bộ phận của thanh tra nhà nước, tổ chức và hoạt động theo Luật Thanh tra, Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác. Trong lĩnh vực lao động, hoạt động của thanh tra nhà nước về lao động có phạm vi rất rộng, bao gồm tất cả các ngành kinh tế quốc dân và ở trong tất cả các đơn vị sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hệ thống thanh tra nhà nước về lao động bao gồm Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo quy định tại Điều 237 Bộ luật Lao động, các cơ quan thanh tra nhà nước về lao động có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

–  Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động:

Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động được thực hiện thường xuyên và có thể thực hiện đột xuất theo yêu cầu của nhiệm vụ. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Thanh tra nhà nước vê lao động. Thực hiện nhiệm vụ này không đơn giản chỉ là phát hiện vi phạm để xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động, mà quan trọng hơn là giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật lao động, ý thức chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể liên quan; hướng dẫn người sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể liên quan kịp thời điều chỉnh hành vi của mình đế đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về lao động; phát hiện và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, điều chỉnh chính sách, pháp luật khi cần thiết…

–  Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động:

Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động trước hết thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động và những người khác tham gia quá trình lao động sản xuất hoặc trực tiếp tiếp xúc với nơi làm việc; bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh vì lợi ích của tất cả các bên liên quan. Những vi phạm về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được phát hiện và xử lý kịp thời, các vụ tai nạn lao động cần phải được điều tra và khắc phục hậu quả nhanh chóng. Chính vì vậy, điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động được xác định là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra nhà nước về lao động.

Hỗ trợ thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị sử dụng lao động, Bộ luật Lao động còn quy định cho Thanh tra nhà nước về lao động nhiệm vụ tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

–  Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật:

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động là nhiệm vụ của Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo quy định hiện hành, Chánh thanh tra Sở Lao động — Thương binh và Xã hội là người giải quyết khiếu nại lần hai và có quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về lao động, dạy nghề, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng[1].

–   Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động:

Trong quá trình thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động tại các đơn vị sử dụng lao động, nếu phát hiện người sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể khác vi phạm pháp luật lao động, thanh tra lao động sẽ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (ví dụ: chuyển cơ quan điều tra nếu vụ việc có dấu hiệu phạm tội hình sự).

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi