Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1396 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, lực lượng dân quân tự vệ đã phát huy tốt vai trò của mình trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thế trận Quốc phòng toàn dân. Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ, chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý độc giả tham khảo:

Lực lượng dân quân tự vệ là gì?

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ theo khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ năm 2019.

Thanh phần của dân quân tự vệ

Thành phần của Dân quân tự vệ gồm:

– Dân quân tự vệ tại chỗ

Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu và ở cơ quan, tổ chức.

– Dân quân tự vệ cơ động

Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Dân quân thường trực

Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

– Dân quân tự vệ biển

Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Tổ chức dân quân tự vệ như thế nào?

Theo Điều 15 Luật Dân quân tự vệ, dân quân tự vệ được tổ chức như sau:

1. Thôn tổ chức tổ, tiểu đội hoặc trung đội dân quân tại chỗ.

2. Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ động. Cấp xã ven biển, đảo tổ chức trung đội dân quân cơ động và tiểu đội hoặc trung đội dân quân biển.

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp xã tổ chức khẩu đội cối, tổ hoặc tiểu đội dân quân trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế; cấp xã trọng điểm về quốc phòng tổ chức tiểu đội hoặc trung đội dân quân thường trực.

3. Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội hoặc hải đoàn tự vệ.

4. Trên cơ sở tổ chức đơn vị Dân quân tự vệ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp huyện tổ chức trung đội hoặc đại đội Dân quân tự vệ cơ động, trung đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, tiểu đội hoặc trung đội dân quân thường trực; cấp tỉnh tổ chức đại đội Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh; cấp tỉnh ven biển tổ chức hải đội dân quân thường trực.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy mô, tổ chức, biên chế đơn vị Dân quân tự vệ; quyết định cấp xã trọng điểm về quốc phòng.

7 Nhiệm vụ của dân quân tự vệ

Điều 5 Luật Dân quân tự vệ quy định về nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ gồm 7 nội dung, cụ thể là:

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

2. Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

4. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

6. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Lực lượng dân quân tự vệ có vị trí, vai trò như thế nào?

Thứ nhất: Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ

Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Thứ hai: Vai trò của dân quân tự vệ

Trong thế trận Quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá là lực lượng có vai trò hết sức quan trọng.

Trên cơ sở lấy dân “làm gốc,” động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân với ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

Trong thời bình, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác, đồng thời phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, dân quân tự vệ phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.

Trong thời chiến, dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ địa phương, đơn vị theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ. Dân quân tự vệ có trách nhiệm thực hiện phòng thủ dân sự trong thời bình và thời chiến theo qui định của pháp luật.

5/5 - (4 bình chọn)