Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Nhân viên bưu điện là công chức hay viên chức?
  • Thứ hai, 17/04/2023 |
  • Cán bộ công chức |
  • 6716 Lượt xem

Nhân viên bưu điện là công chức hay viên chức?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Công việc của nhân viên bưu điện là thực hiện nhiệm vụ nhận hàng, đóng gói, phân loại sản phẩm, kiểm hàng, chuyển hàng tới các nơi theo yêu cầu. Nhân viên bưu điện là công chức hay viên chức?

Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trong đó:

– Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước.

– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:

+ Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;

+ Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.

Vậy Nhân viên bưu điện là công chức hay viên chức? nội dung tiếp theo dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

Nhân viên bưu điện là công chức hay viên chức?

Ngày 01/6/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 674/QĐ-TTg ngày 01/6/2007 về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.

Theo đó Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là Tổng công ty nhà nước, do Nhà nước thành lập, hoạt động chuyên về lĩnh vực Bưu chính, hạch toán kinh tế độc lập và được Nhà nước giao vốn thông qua Tập đoàn, Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty và là Hội đồng thành viên của Tổng công ty. 

Các công ty cổ phần có vốn nhà nước đã được cổ phần hoá hoạt động theo luật doanh nghiệp 2020 theo đó cách thức hoạt động và cơ cấu tổ chức trong công ty được quy định theo luật doanh nghiệp. Vì vậy, có thể chia ra 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người lao động làm việc tại công ty dưới tư cách quản lý, đại diện phần vốn nhà nước trong công ty có thể coi là viên chức nếu được điều chuyển từ đơn vị sự nghiệp công lập để quản lý hoặc thực hiện công việc tại công ty.

Trường hợp 2: Người lao động được tuyển dụng tại công ty và hưởng lương của công ty thì không được coi là viên chức theo quy định trên.

Như vậy để xác nhận xem nhân viên bưu điện có phải là viên chức hay không cần xem xét về cách thức làm việc của người lao động đó như thế nào (qua tuyển dụng hay điều chuyển…)

Nhân viên Bưu điện dù không phải là công chức Nhà nước nhưng sẽ được đào tạo và phải có những kĩ năng triển khai dịch vụ hành chính công như những công chức hành chính để đảm bảo việc triển khai dịch vụ hành chính công đạt hiệu quả cao, phục vụ người dân, các tổ chức và doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Như vậy nội dung trên đã trả lời được câu hỏi Nhân viên bưu điện là công chức hay viên chức?

Mức lương của nhân viên bưu điện là bao nhiêu?

Ngoài vấn đề Nhân viên bưu điện là công chức hay viên chức? thì nội dung được rất nhiều người quan tâm đó là mức lương của nhân viên bưu điện.

Giữ vai trò là chiếc cầu nối giữa bưu điện với khách hàng, công việc hàng ngày của nhân viên bưu điện chủ yếu xoay quanh nhiệm vụ trao đổi, tiếp nhận, bàn giao các hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. 

Sự lớn mạnh của mạng lưới viễn thông cùng với nhu cầu vận chuyển của con người tạo điều kiện cho nhu cầu tuyển dụng nhân viên bưu điện với mức lương tốt. Theo một số khảo sát thì nhân viên bưu điện đang được nhiều chi nhánh bưu điện trên toàn quốc tuyển dụng mạnh với mức lương dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.

Trong đó, tùy thuộc vào thâm niên công việc, vị trí công việc và hiệu suất công việc, vị trí này có thể nhận mức lương cao nhất đến 12 triệu đồng. Tuy nhiên ở nhiều bưu điện cơ sở tại các đơn vị như xã, huyện..mức lương dành cho nhân viên bưu điện khá thấp chỉ khoảng 4 – 5 triệu đồng.

Các vị trí việc làm tại bưu điện

Nhân viên bưu điện là công chức hay viên chức? đã được trả lời ở nội dung trên, tại bưu điện có rất nhiều những vị trí công việc khác nhau, một số vị trí cơ bản có thể bắt gặp cùng công việc cụ thể như sau:

– Nhân viên giao dịch: Đây là vị trí đang được thu hút rất nhiều ứng viên vì những công việc không qua khó khăn. Thông thường chỉ ưu tiên những người nhanh nhẹn, biết giao tiếp và ứng xử, xử lý tình huống giỏi để có thể thực hiện tất cả những giao dịch liên quan đến hàng hóa, tiền và khách hàng.

– Bưu tá: Vai trò của vị trí bưu tá là người trực tiếp giao hàng đi những nơi khác cho khách hoặc phân chia hàng hóa để gửi tới các bưu cục khác tại địa chỉ xa hơn.

– Nhân viên quản lý/điều hành: Vị trí này ở cấp quản lý và điều hành mọi hoạt động đóng gói, nhận hàng, giao hàng của bưu điện, tùy số lượng nhân sự sẽ có sự sắp xếp và làm việc khác nhau.

– Nhân viên xử lý khiếu nại: Vị trí này dành cho những bạn có khả năng ăn nói, bởi công việc hay dịch vụ dù có hoàn hảo đến đâu thì cũng không thể tránh được những sai sót.

Có thê để mất hàng, hay hỏng hàng hóa, giao hàng không đúng hẹn, nhầm lẫn… Tất cả những công việc này sẽ được nhân viên xử lý khiếu nại hỗ trợ khách hàng đồng thời giải quyết với nhân viên nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi