Nhận định nào sau đây đúng về thủy quyển?
Nhận định đúng về thủy quyển là nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển, tuần hoàn của nước trên Trái Đất gồm vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ, nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông gồm chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm.
Câu hỏi:
Nhận định nào sau đây đúng về thủy quyển?
A. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa, nước ngầm.
B. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
C. Nước trong các đại dương và hơi nước trong khí quyển.
D. Nước trong các sông, hồ, ao, nước biển, hơi nước, băng tuyết.
Đáp án đúng B.
Nhận định đúng về thủy quyển là nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển, tuần hoàn của nước trên Trái Đất gồm vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ, nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông gồm chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B
– Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
– Tuần hoàn của nước trên Trái Đất gồm: Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
+ Vòng tuần hoàn lớn: Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió,…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.
Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
– Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
Các miền khí hậu:
+ Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
+ Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.
+ Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).
Ví dụ:
Ví dụ 1: Sông Hồng ở miền nhiệt đới, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa.
Ví dụ 2: Sông Ô bi, Lênítxây, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng.
– Địa thế, thực vật, hồ đầm
+ Địa thế: Độ dốc lớn: Nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; Vùng bằng phẳng: Nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
+ Thực vật: Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: Điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; Lớp phủ thực vật bị phá hủy: Chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.
+ Hồ, đầm: Có vai trò trong việc điều hòa chế độ nước sông.
Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công.
– Một số sông lớn trên Trái Đất như: Sông Nin; Sông A-ma-dôn; Sông I-ê-nit-xây;..
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành?
Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết...

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2?
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945, nó bắt đầu khi Đức Quốc xã, do Adolf Hitler lãnh đạo, tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Một số nước khác như Anh, Pháp và Liên Xô đã gia nhập sau đó khi bị tấn...

Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời câu hỏi: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là vùng...

Đơn khởi kiện tiếng Anh là gì?
Nội dung chính của mỗi đơn khởi kiện sẽ khác nhau tùy theo vụ việc. Đơn khởi kiện là gì? Đơn khởi kiện tiếng Anh là...
Xem thêm